Quy trình kiểm sát bản án giải quyết tranh chấp dân sự của Kiểm sát viên khi Viện kiểm sát tham gia phiên tòa là gì?

Xin hỏi về quy trình Kiểm sát viên kiểm sát bản án giải quyết tranh chấp dân sự khi Viện Kiểm Sát tham gia phiên tòa ra sao? - Câu hỏi của Minh Quân (Hà Giang).

Nguyên tắc kiểm sát bản án giải quyết tranh chấp dân sự là gì?

Căn cứ Điều 3 Quy định về Quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của tòa án ban hành kèm theo Quyết định 399/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định nguyên tắc kiểm sát bản án giải quyết tranh chấp dân sự như sau:

- Tuân thủ pháp luật tố tụng dân sự và các quy định pháp luật khác, các quy định, hướng dẫn của VKSND tối cao có liên quan.

- Tuân thủ nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo của VKSND và nguyên tắc hoạt động của Kiểm sát viên khi kiểm sát hoạt động tư pháp.

- Bảo đảm sự vô tư, khách quan, kịp thời trong tố tụng dân sự; bảo đảm trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thuộc VKSND.

kiểm sát viên

Quy trình kiểm sát bản án giải quyết tranh chấp dân sự cảu Kiểm sát viên khi Viện kiểm sát tham gia phiên tòa là gì? (Hình từ Internet)

Quy trình Kiểm sát viên kiểm sát bản án giải quyết tranh chấp dân sự khi Viện kiểm sát tham gia phiên tòa là gì?

Theo Điều 4 Quy định về Quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của tòa án ban hành kèm theo Quyết định 399/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định quy trình Kiểm sát viên kiểm sát bản án giải quyết tranh chấp dân sự khi Viện Kiểm Sát tham gia phiên tòa như sau:

Quy trình chung về kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự
Khi nhận được bản án, quyết định do Tòa án chuyển đến, công chức thực hiện theo quy trình sau:
1. Trường hợp VKS tham gia phiên tòa:
a) Vào Sổ thụ lý kiểm sát bản án, quyết định;
b) Lập Phiếu kiểm sát theo Mẫu số 14/DS Danh mục biểu mẫu công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự được ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 về việc ban hành mẫu văn bản tố tụng, nghiệp vụ tạm thời trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp (sau đây viết tắt là Mẫu số 14/DS).
c) Bổ sung văn bản, tài liệu cần thiết vào hồ sơ kiểm sát theo quy định tại Điều 12 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự ban hành kèm theo Quyết định số 364/QĐ-VKSTC ngày 02/10/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây viết tắt là Quy chế số 364/2017).
d) Kiểm sát hình thức, nội dung bản án, quyết định; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo Mẫu số 06/DS hoặc tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc kháng nghị (nếu cần thiết), trừ trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
đ) Sao gửi bản án, quyết định kèm theo Phiếu kiểm sát bản án, quyết định đó cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát ở cấp sơ thẩm phải sao gửi ngay bản án, quyết định kèm theo Phiếu kiểm sát bản án, quyết định đó, thông báo việc kháng cáo (nếu có) cho Viện kiểm sát ở cấp phúc thẩm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền.
Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát ở cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm sao gửi bản án, quyết định kèm theo Phiếu kiểm sát bản án, quyết định đó cho Viện kiểm sát cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ.
e) Dự thảo văn bản kiến nghị theo Mẫu số 10/DS hoặc quyết định kháng nghị theo các mẫu số 15/DS, 18/DS, 31/DS, 33/DS trong trường hợp phát hiện bản án, quyết định có vi phạm.
2. Trường hợp VKS không tham gia phiên tòa: Công chức thực hiện các bước quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng trước khi thực hiện hoạt động theo điểm c khoản 1, công chức có thể yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (sau đây viết tắt là TTLT số 02/2016) để kiểm sát, xem xét việc kháng nghị, nếu thấy cần thiết.

Tại Điều 1 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng dân sự
Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) ...

Theo đó, quy trình Kiểm sát viên kiểm sát bản án giải quyết tranh chấp dân sự khi Viện kiểm sát tham gia phiên tòa như sau:

- Vào Sổ thụ lý kiểm sát bản án, quyết định;

- Lập Phiếu kiểm sát;

- Bổ sung văn bản, tài liệu cần thiết vào hồ sơ kiểm sát;

- Kiểm sát hình thức, nội dung bản án, quyết định;

Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo hoặc tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc kháng nghị (nếu cần thiết), trừ trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

- Sao gửi bản án, quyết định kèm theo Phiếu kiểm sát bản án, quyết định đó cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.

- Dự thảo văn bản kiến nghị hoặc quyết định kháng nghị trong trường hợp phát hiện bản án, quyết định có vi phạm.

Kỹ năng chung về kiểm sát bản án giải quyết tranh chấp dân sự gồm những gì?

Căn cứ Điều 5 Quy định về Quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của tòa án ban hành kèm theo Quyết định 399/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định về kỹ năng chung về kiểm sát bản án giải quyết tranh chấp dân sự như sau:

(1) Khi kiểm sát bản án, quyết định, công chức kiểm sát về thời hạn gửi, thời hạn ban hành (nếu có), căn cứ, thẩm quyền ban hành, nội dung, hình thức của bản án, quyết định.

(2) Trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, việc kiểm sát bản án, quyết định được bắt đầu thực hiện ngay từ khi Hội đồng xét xử tuyên án.

Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa hoặc quyết định được ban hành trong thời hạn chuẩn bị xét xử thì việc kiểm sát bản án, quyết định được bắt đầu thực hiện từ khi Viện kiểm sát nhận được bản án, quyết định.

(3) Trường hợp phát hiện bản án, quyết định có vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, công chức báo cáo bằng văn bản với Lãnh đạo Viện kiểm sát để xem xét kháng nghị hoặc kiến nghị theo thẩm quyền.

- Đối với vi phạm ít nghiêm trọng, công chức đề xuất Lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm đối với vụ án cụ thể hoặc tổng hợp vi phạm để ban hành kiến nghị chung.

- Đối với vi phạm nghiêm trọng, công chức đề xuất Lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị.

Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có vi phạm nghiêm trọng mà đã hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp kịp thời báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét kháng nghị phúc thẩm theo thẩm quyền.

Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện vi phạm nghiêm trọng hoặc tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định thì công chức đề xuất với Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình để thông báo cho Viện trưởng Viện kiểm sát cấp có thẩm quyền xem xét kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

(4) Trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thì Viện kiểm sát đã phát hiện thông báo ngay cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Kiểm sát viên
Kiểm sát bản án
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyền lợi của Kiểm sát viên khi theo học đào tạo hành nghề đấu giá là gì? Kiểm sát viên có được lựa chọn nơi tập sự hành nghề đấu giá không?
Pháp luật
Kiểm sát viên có quyền kiểm sát việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án trong vụ việc dân sự không?
Pháp luật
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì phải có thời gian công tác pháp luật từ 20 năm trở lên đúng không?
Pháp luật
Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tuyên thệ những nội dung gì?
Pháp luật
Kiểm sát viên cao cấp phải có trình độ cử nhân luật trở lên đúng không? Chủ tịch Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp là ai?
Pháp luật
Trong thi tuyển Kiểm sát viên, nếu có 02 người có tổng điểm thi tuyển bằng nhau thì xử lý thế nào?
Pháp luật
Người dự thi tuyển Kiểm sát viên bị xử lý vi phạm bằng hình thức cảnh cáo thì sẽ bị trừ bao nhiêu điểm?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên là ai? Chủ tịch là người quyết định lựa chọn đề thi đúng không?
Pháp luật
Danh sách trúng tuyển Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp? Xem chi tiết danh sách trúng tuyển Kiểm sát viên tại đâu?
Pháp luật
Người được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân phải là người đã từng giữ chức vụ Kiểm sát viên trung cấp đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm sát viên
4,760 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm sát viên Kiểm sát bản án
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào