Quy định về trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức trực tuyến được đề xuất thực hiện như thế nào?
Quy định về tổ chức đấu giá trực tuyến được đề xuất như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2017/NĐ-CP Tải đã có ý kiến đề xuất về việc sửa đổi Điều 9 Nghị định 62/2017/NĐ-CP như sau:
Tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến
1. Trong trường hợp đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến thì tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá tài sản quy định tại Chương III và Chương IV của Luật Đấu giá tài sản, quy định tại Chương III của Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản và quy định của Nghị định này.
2. Tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tổ chức việc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến thông qua Trang thông tin đấu giá trực tuyến. Trang thông tin đấu giá trực tuyến được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thông tin và truyền thông, pháp luật về thương mại điện tử, bao gồm Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia thuộc Trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản quy định tại điểm e khoản 2 Điều 77 Luật Đấu giá tài sản và Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản.
........
Theo đó, ý kiến sửa đổi về việc tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến được thực hiện theo nội dung của đề xuất trên.
Quy định về trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức trực tuyến được thực hiện như thế nào trong năm 2023?(Hình ảnh từ Internet)
Trình tự tổ chức đấu giá trực tuyến được thực hiện như thế nào theo đề xuất mới?
Theo khoản 2 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2017/NĐ-CP Tải có ý kiến đề xuất sửa đổi Điều 10 Nghị định 62/2017/NĐ-CP về trình tự tổ chức đấu giá trực tuyến như sau:
- Tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng đăng tải Quy chế cuộc đấu giá, Thông báo công khai việc đấu giá, kèm theo danh mục tài sản, hình ảnh, tài liệu liên quan đến tài sản (nếu có) trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến.
- Người tham gia đấu giá đăng ký tham gia đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. Người tham gia đấu giá mua hồ sơ tham gia đấu giá thì được cấp một tài khoản truy cập thông qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký.
Người tham gia đấu giá sử dụng tài khoản truy cập để xem tài sản đấu giá trực tuyến hoặc xem tài sản trực tiếp theo Quy chế cuộc đấu giá; được hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ tham gia đấu giá trực tuyến, nộp tiền đặt trước thông qua các hình thức thanh toán trực tuyến, cách thức tham gia đấu giá, trả giá và các nội dung cần thiết khác khi tham gia Trang thông tin đấu giá trực tuyến.
- Người tham gia đấu giá nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá và tiền đặt trước hợp lệ thì được sử dụng tài khoản truy cập để tham gia cuộc đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá.
Thời gian trả giá của cuộc đấu giá do tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản nhưng tối thiểu là mười lăm phút.
- Tổ chức đấu giá tài sản phân công đấu giá viên, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng phân công thành viên điều hành cuộc đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. Tại thời điểm kết thúc cuộc đấu giá, việc xác định người trúng đấu giá được thực hiện như sau:
+ Trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức trả giá lên thì người trúng đấu giá là người có mức trả giá cao nhất được hệ thống mạng đấu giá ghi nhận;
+ Trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức đặt giá xuống thì người trúng đấu giá là người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc giá đã giảm được hệ thống mạng đấu giá tài sản ghi nhận.
Người trúng đấu giá quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định 62/2017/NĐ-CP được công bố trên hệ thống mạng đấu giá trực tuyến ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc.
- Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến và được gửi vào địa chỉ thư điện tử của người tham gia đấu giá đã đăng ký với tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ngay sau khi công bố người trúng đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến.
Đề xuất về yêu cầu đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến là gì?
Trang thông tin đấu giá trực tuyến phải đạt các yêu cầu cụ thể tại khoản 3 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2017/NĐ-CP Tải đề xuất sửa đổi Điều 13 Nghị định 62/2017/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu đối với Trang thông tin đấu giá trực tuyến
1. Công khai, minh bạch, không hạn chế truy cập, tiếp cận thông tin.
2. Thời gian trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến là thời gian thực và là thời gian chuẩn trong đấu giá trực tuyến.
3. Hoạt động ổn định, liên tục và phải đạt cấp độ 3 theo quy định pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
4. Đáp ứng các yêu cầu về việc kết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ thông tin.
5. Có các chức năng nghiệp vụ tối thiểu sau đây:
a) Cho phép cá nhân, tổ chức đăng ký tài khoản tham gia đấu giá. Mỗi cá nhân, tổ chức được đăng ký duy nhất một tài khoản tham gia đấu giá, trả giá.
b) Đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin của người tham gia đấu giá, tài khoản truy cập, việc tham gia trả giá, giá đã trả bằng mã định danh riêng.
c) Hiển thị công khai, trung thực giá trả của người tham gia đấu giá; thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch, mức giá được trả tại các cuộc đấu giá, việc rút lại giá đã trả và những thông tin cần thiết khác trong quá trình tổ chức đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến.
d) Hiển thị liên tục trong suốt thời gian đấu giá mức giá cao nhất đã trả đối với phương thức trả giá lên và mức giá bằng giá khởi điểm hoặc giá đã giảm thấp nhất đối với phương thức đặt giá xuống để những người tham gia đấu giá có thể xem được; người đủ điều kiện tham gia đấu giá nhưng không tham gia cuộc đấu giá;
đ) Bảo đảm người tham gia đấu giá không thể nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá sau thời điểm kết thúc nộp hồ sơ; thực hiện việc trả giá sau thời điểm kết thúc cuộc đấu giá
Như vậy, Trang thông tin đấu giá trực tuyến phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đảm bảo công khai, minh bạch, không hạn chế truy cập, tiếp cận;
- Thời gian thực và chuẩn;
- Hoạt động ổn định và liên tục;
- Có các chức năng nghiệp vụ tối thiểu nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?