Quy định về sưu tầm tài liệu vào lưu trữ lịch sử từ 01/7/2025 như thế nào? Tài liệu nào thuộc diện sưu tầm vào lưu trữ lịch sử?
- Nguyên tắc sưu tầm tài liệu vào lưu trữ lịch sử từ 1/7/2025 như thế nào?
- Tài liệu nào thuộc diện sưu tầm vào lưu trữ lịch sử từ 1/7/2025?
- Phương thức và trình tự sưu tầm tài liệu vào lưu trữ lịch sử từ 1/7/2025?
- Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thu nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử là gì?
Nguyên tắc sưu tầm tài liệu vào lưu trữ lịch sử từ 1/7/2025 như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 06/2025/TT-BNV quy định việc lưu trữ lịch sử thực hiện sưu tầm tài liệu của các phông lưu trữ bị khuyết, thiếu theo thẩm quyền quản lý và các tài liệu có ý nghĩa quốc gia, ý nghĩa địa phương phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử, xã hội và bảo đảm nguyên tắc sau:
- Tài liệu được sưu tầm phải có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, không có tranh chấp, khiếu kiện liên quan, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của lưu trữ lịch sử.
- Không sưu tầm tài liệu đang bảo quản tại các lưu trữ lịch sử trong nước, các bảo tàng, thư viện của nhà nước.
Quy định về sưu tầm tài liệu vào lưu trữ lịch sử từ 01/7/2025 như thế nào? Tài liệu nào thuộc diện sưu tầm vào lưu trữ lịch sử? (Hình từ Internet)
Tài liệu nào thuộc diện sưu tầm vào lưu trữ lịch sử từ 1/7/2025?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 06/2025/TT-BNV quy định tài liệu thuộc diện sưu tầm bao gồm:
- Tài liệu có giá trị hình thành trong quá trình hoạt động của các cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu gồm:
+ Nhà hoạt động chính trị, hoạt động chính trị - xã hội tiêu biểu, có nhiều cống hiến cho đất nước;
+ Cá nhân đạt giải thưởng cấp nhà nước và quốc tế;
+ Anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, cá nhân nổi tiếng hoạt động trong các lĩnh vực: sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc, lịch sử, văn học, nghệ thuật và các lĩnh vực khác;
+ Gia đình, dòng họ có nhiều dấu ấn trong lịch sử dân tộc.
- Tài liệu có giá trị do các cá nhân, gia đình, dòng họ và tổ chức ở trong nước lưu giữ.
- Tài liệu về Việt Nam có giá trị hiện đang bảo quản tại các lưu trữ, thư viện, bảo tàng, viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân khác ở nước ngoài.
Phương thức và trình tự sưu tầm tài liệu vào lưu trữ lịch sử từ 1/7/2025?
Căn cứ Điều 9 và 10 Thông tư 06/2025/TT-BNV quy định phương thức và trình tự sưu tầm tài liệu vào lưu trữ lịch sử như sau:
- Lưu trữ lịch sử thực hiện sưu tầm tài liệu bằng các phương thức:
+ Mua tài liệu của các tổ chức và cá nhân;
+ Tiếp nhận tài liệu từ tổ chức, cá nhân tặng, cho hoặc chuyển giao cho lưu trữ lịch sử;
+ Lập bản sao tài liệu.
- Trình tự thực hiện:
+ Khảo sát, thống kê, lập danh mục tài liệu thuộc diện sưu tầm ở trong nước và nước ngoài.
+ Nghiên cứu, xác định tài liệu cần sưu tầm theo thẩm quyền quản lý, phạm vi tài liệu sưu tầm quy định tại Thông tư này để lập kế hoạch sưu tầm.
+ Thực hiện sưu tầm tài liệu theo kế hoạch đã được phê duyệt.
+ Tổ chức khoa học tài liệu sau khi sưu tầm; thống kê, bảo quản an toàn, tổ chức sử dụng hiệu quả và phát huy giá trị tài liệu sau khi sưu tầm.
Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thu nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử là gì?
Căn cứ Điều 19 Luật Lưu trữ 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025 quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thu nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử
1. Cơ quan, tổ chức nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Đăng ký nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử;
b) Gửi hồ sơ đề nghị cho lưu trữ lịch sử có thẩm quyền, bao gồm văn bản đề nghị nộp hồ sơ, tài liệu, mục lục hồ sơ, tài liệu, trong đó xác định rõ hồ sơ, tài liệu tiếp cận có điều kiện (nếu có);
c) Nộp hồ sơ, tài liệu theo mục lục hồ sơ, tài liệu đã được hoàn thiện sau khi có ý kiến của lưu trữ lịch sử;
d) Khiếu nại việc từ chối thu hồ sơ, tài liệu của lưu trữ lịch sử theo quy định của pháp luật.
2. Lưu trữ lịch sử có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn cơ quan, tổ chức nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử;
b) Có ý kiến bằng văn bản về mục lục hồ sơ, tài liệu nộp vào lưu trữ lịch sử;
c) Thu hồ sơ, tài liệu hoặc từ chối thu hồ sơ, tài liệu;
d) Sưu tầm tài liệu lưu trữ;
đ) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ việc thu nộp, sưu tầm tài liệu vào lưu trữ lịch sử.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, việc thu nộp hồ sơ, tài liệu và sưu tầm tài liệu vào lưu trữ lịch sử.
Theo đó, cơ quan, tổ chức nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử có quyền và trách nhiệm sau đây:
+ Đăng ký nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử;
+ Gửi hồ sơ đề nghị cho lưu trữ lịch sử có thẩm quyền, bao gồm văn bản đề nghị nộp hồ sơ, tài liệu, mục lục hồ sơ, tài liệu, trong đó xác định rõ hồ sơ, tài liệu tiếp cận có điều kiện (nếu có);
+ Nộp hồ sơ, tài liệu theo mục lục hồ sơ, tài liệu đã được hoàn thiện sau khi có ý kiến của lưu trữ lịch sử;
+ Khiếu nại việc từ chối thu hồ sơ, tài liệu của lưu trữ lịch sử theo quy định của pháp luật.
- Lưu trữ lịch sử có quyền và trách nhiệm sau đây:
+ Hướng dẫn cơ quan, tổ chức nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ lịch sử;
+ Có ý kiến bằng văn bản về mục lục hồ sơ, tài liệu nộp vào lưu trữ lịch sử;
+ Thu hồ sơ, tài liệu hoặc từ chối thu hồ sơ, tài liệu;
+ Sưu tầm tài liệu lưu trữ;
+ Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ việc thu nộp, sưu tầm tài liệu vào lưu trữ lịch sử.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Giá dịch vụ cho thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay được quy định như nào theo quy định hiện hành?
- Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 153 Bộ luật Hình sự hiện nay có các khung hình phạt nào?
- Mẫu hợp đồng thử việc bằng tiếng anh? Tải về? Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc bao gồm những gì?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của 34 Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sau sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến ra sao?
- Độ tuổi chức danh lãnh đạo xã phường mới Hà Nội 2025 sau sắp xếp đơn vị hành chính theo Hướng dẫn 09?