Quy định về cấu trúc số định danh cá nhân như thế nào? Những trường hợp nào phải xác định lại mã định danh cá nhân?
Mã định danh cá nhân là gì? Quy định về cấu trúc số định danh cá nhân như thế nào?
Để biết đâu là trường hợp phải xác định lại mã định danh cá nhân, trước tiên phải hiểu mã định danh cá nhân là gì.
Mã định danh cá nhân chính là số Căn cước công dân của mỗi công dân. Mã này do Bộ Công an cấp, gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, không thay đổi và trùng lặp với bất cứ ai khác.
Mã định danh không phải dãy số ngẫu nhiên mà được tạo lập theo cấu trúc quy định tại Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP:
Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Trong đó, mã thế kỷ khi sinh ra và mã giới tính được lấy số tương ứng như sau:
Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;
Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;
Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;
Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;
Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.
Mã tỉnh, thành phố đăng ký khai sinh gồm 03 chữ số
Quy định về cấu trúc số định danh cá nhân như thế nào? Những trường hợp nào phải xác định lại mã định danh cá nhân?
Những trường hợp nào phải xác định lại mã định danh cá nhân?
Khi thực hiện các thủ tục hành chính, cơ quan có thẩm quyền sẽ dùng số này để quản lý, xác minh, tra cứu thông tin công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sau này còn có thể thay cho mã số thuế và giấy tờ tùy thân khi thân…
Chính vì vậy, mã định danh cá nhân luôn phải chính xác, nếu nhầm lẫn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống.
Theo Điều 6 Thông tư 59/2021/TT-BCA, có 03 trường hợp phải hủy, xác lập lại số định danh cá nhân bao gồm:
- Công dân được xác định lại giới tính. Ví dụ như người chuyển giới muốn xác định lại giới tính trên giấy tờ, người có sự can thiệp của y học xác định lại giới tính…
- Cải chính năm sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch. Ví dụ: Người đăng ký khai sinh khai sai hoặc sai sót do lỗi của công chức hộ tịch.
- Có sai sót trong quá trình nhập dữ liệu liên quan đến thông tin về nơi đăng ký khai sinh, năm sinh, giới tính của công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Xác định lại mã định danh do sai sót trong quá trình nhập dữ liệu công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là trường hợp xảy ra phổ biến gần đây. Rất nhiều người dân phản ánh rằng, khi đi đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân đã bị xác lập sai mã định danh.
Nếu thuộc một trong các trường hợp phải xác định lại mã định danh, người dân nên chủ động đến Cơ quan công an cấp xã nơi cư trú để yêu cầu hủy mã định danh cũ và cấp lại mã định danh mới.
Trong đó, công dân phải cung cấp thêm giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đã được xác định lại giới tính hoặc cải chính năm sinh hoặc sai sót về thông tin nhân thân để công an xã kiểm tra, xác minh.
Nếu yêu cầu phù hợp, cơ quan tiếp nhận sẽ gửi yêu cầu hủy mã định danh cũ, xác lập mã định danh mới cho công dân lên cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an.
Sau khi cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cập nhật mã định danh cá nhân mới, Công an cấp xã sẽ thông báo cho công dân về mã định danh mới.
Thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh như thế nào?
Căn cứ vào Điều 14 Nghị định 137/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp số định danh cá nhân đối với công dân đăng ký khai sinh
1. Trường hợp Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi nhận đủ giấy tờ để đăng ký khai sinh, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có trách nhiệm chuyển ngay các thông tin của người được đăng ký khai sinh cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trong đó phải thu thập các thông tin sau đây để cấp số định danh cá nhân:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Giới tính;
d) Nơi đăng ký khai sinh;
đ) Quê quán;
e) Dân tộc;
g) Quốc tịch;
h) Họ, chữ đệm và tên, quốc tịch của cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp; trừ trường hợp chưa xác định được cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp.
Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an có trách nhiệm kiểm tra thông tin, tài liệu theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 13 của Luật Căn cước công dân, cấp và chuyển ngay số định danh cá nhân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch.
2. Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa vận hành hoặc Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử chưa được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh của công dân, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch chuyển ngay các thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều này cho cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư qua mạng internet đã được cấp tài khoản truy cập.
Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có trách nhiệm cấp tài khoản truy cập cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch, chuyển ngay số định danh cá nhân của công dân cho cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch khi nhận được thông tin khai sinh theo quy định qua mạng internet. Cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch có trách nhiệm bảo mật tài khoản truy cập theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Như vậy thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?