Quy định mới nhất về tiêu chí đánh giá, xếp loại đối với Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ bao gồm những nội dung nào?

Cho hỏi quy định mới về tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và xếp loại đối với Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ? - Câu hỏi của anh Tiến tại Quảng Nam.

Tiêu chí đánh giá, xếp loại đối với Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ bao gồm những nội dung nào?

Căn cứ Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 quy định về tiêu chí đánh giá, xếp loại đối với Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ bao gồm những tiêu chí cụ thể như sau:

- Trưởng đoàn thanh tra được đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo các tiêu chí:

+ Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ được quy định tại Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022;

+ Việc tuân thủ những điều cấm được quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022.

+ Mức độ hoàn thành về tiến độ Báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo Kết luận thanh tra: Phải hoàn thành đúng thời hạn theo quy định của pháp luật;

+ Mức độ hoàn thành về chất lượng Báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo Kết luận thanh tra phải phản ánh đầy đủ các nội dung theo Kế hoạch tiến hành thanh tra được duyệt; không thanh tra vượt phạm vi, đối tượng nội dung hoặc bỏ lọt, bỏ sót, bỏ qua nội dung thanh tra đã được phê duyệt;...

- Thành viên Đoàn thanh tra được đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo các tiêu chí:

+ Mức độ hoàn thành các nhiệm vụ được quy định tại Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022;

+ Việc tuân thủ những điều cấm được quy định tại Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022;

+ Mức độ hoàn thành về tiến độ thực hiện nhiệm vụ được phân công phải hoàn thành đúng thời hạn theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra;

+ Mức độ hoàn thành về chất lượng công việc được phân công phải phản ánh đầy đủ các nội dung theo phân công của Trưởng đoàn thanh tra; không thanh tra vượt phạm vi, đối tượng nội dung hoặc bỏ lọt, bỏ sót, bỏ qua nội dung thanh tra đã được phân công;

Đồng thời đề xuất, tham mưu đầy đủ các nội dung thanh tra được phân công, không có dấu hiệu bao che cho đối tượng thanh tra; tham mưu, kiến nghị kịp thời với Trưởng đoàn thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công để xem xét việc chuyển vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra theo thẩm quyền.

Quy định mới về tiêu chí đánh giá, xếp loại đối với Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ bao gồm những nội dung nào?

Quy định mới nhất về tiêu chí đánh giá, xếp loại đối với Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền đánh giá, xếp loại đối với Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ?

Căn cứ Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 có nội dung như sau:

Thẩm quyền đánh giá, xếp loại đối với Đoàn thanh tra
1. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công chủ trì việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với Trưởng đoàn thanh tra.
2. Trưởng Đoàn thanh tra chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng đơn vị chủ trì đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.

Theo đó, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với Trưởng đoàn thanh tra.

Còn Trưởng Đoàn thanh tra phối hợp với Thủ trưởng đơn vị chủ trì đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.

Trình tự đánh giá, xếp loại đối với Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ được thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 thì trình tự đánh giá, xếp loại đối với Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ được thực hiện như sau:

- Căn cứ các tiêu chí quy định tại Điều 16 Quy chế này, chậm nhất 45 ngày, kể từ ngày kết thúc thanh tra trực tiếp, Trưởng đoàn thanh tra chủ trì, phối hợp Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc thanh tra để tổ chức họp Đoàn thanh tra đánh giá, xếp loại đối với Đoàn thanh tra. Cuộc họp có sự tham dự Tổ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, Người thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra và được ghi biên bản.

- Kết thúc cuộc họp đánh giá, xếp loại đối với Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có văn bản báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại Phó Trưởng Đoàn thanh tra và thành viên Đoàn thanh tra, kèm theo biên bản cuộc họp và Bản đánh giá, xếp loại từng thành viên Đoàn thanh tra gửi Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng thanh tra Chính phủ được phân công, Thủ trưởng đơn vị chủ trì và Vụ Tổ chức cán bộ.

Đối với công chức, viên chức ở các cục, vụ, đơn vị khác được cử tham gia Đoàn thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra gửi thêm bản đánh giá, xếp loại cho Thủ trưởng đơn vị quản lý công chức, viên chức.

- Đối với Trưởng đoàn thanh tra do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công chủ trì đánh giá, xếp loại, có sự tham gia của Thủ trưởng đơn vị chủ trì, Tổ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, Người thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra, các thành viên Đoàn thanh tra.

- Ngoài ra về hồ sơ, báo cáo đánh giá, xếp loại đối với Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ gồm:

+ Báo cáo kết quả cuộc họp Đoàn thanh tra;

+ Biên bản cuộc họp của Đoàn thanh tra;

+ Bản đánh giá, xếp loại đối với Phó trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra theo mẫu Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quy chế này;

+ Bản đánh giá, xếp loại Trưởng Đoàn thanh tra theo mẫu Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Quy chế này;

+ Hồ sơ, tài liệu đánh giá, xếp loại thành viên Đoàn thanh tra được lưu tại Vụ Tổ chức cán bộ và đơn vị chủ trì cuộc thanh tra.

Thanh tra Chính phủ Tải trọn bộ các văn bản về Thanh tra Chính phủ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thanh tra Chính phủ là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Chính phủ trong việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực là gì?
Pháp luật
Hội đồng sáng kiến, xét công nhận Sáng kiến của Thanh tra Chính phủ gồm những ai? Hoạt động theo nguyên tắc gì?
Pháp luật
Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành do bộ đó ban hành trái với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên về công tác thanh tra không?
Pháp luật
Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ là trách nhiệm và quyền hạn của ai?
Pháp luật
Ai có quyền ban hành quyết định xử lý về thanh tra? Thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện kết luận quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch UBND cấp tỉnh?
Pháp luật
Thanh tra Chính phủ có được quyền xây dựng chính sách pháp luật về thanh tra không? Hoạt động thanh tra của Thanh tra Chính phủ phải tuân thủ nguyên tắc gì?
Pháp luật
Tổng Thanh tra Chính phủ là ai? Phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Tổng Thanh tra Chính phủ là gì?
Pháp luật
Mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức vào làm việc trong các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Thế nào là thời hạn thanh tra? Thời hạn thanh tra trong cuộc thanh tra của Thanh tra Chính phủ là bao lâu?
Pháp luật
Cục 1 Thanh tra Chính phủ là gì? Cục 1 trực tiếp thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo đối với tỉnh thành nào?
Pháp luật
Vụ 3 Thanh tra Chính phủ là gì? Vụ 3 thực hiện chức năng quản lý nhà nước về những lĩnh vực nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thanh tra Chính phủ
1,592 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thanh tra Chính phủ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thanh tra Chính phủ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào