Quy định mới nhất về nhiệm vụ, quyền hạn của các Thành viên Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số là gì?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số là gì?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số là gì?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ủy viên Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số là gì?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số là gì?
Theo hướng dẫn tại Điều 4 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành kèm theo Quyết định 24/QĐ-UBQGCĐS năm 2022 thì Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
"Điều 4. Chủ tịch Ủy ban
1. Chỉ đạo, điều hành toàn diện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Ủy ban; phân công nhiệm vụ các thành viên Ủy ban; ban hành chương trình, kế hoạch công tác, kiểm tra hằng năm của Ủy ban.
2. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
3. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của Ủy ban."
Quy định mới nhất năm 2022 về nhiệm vụ, quyền hạn của các Thành viên Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số là gì?
Nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số là gì?
Theo hướng dẫn tại Điều 5 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành kèm theo Quyết định 24/QĐ-UBQGCĐS năm 2022 thì các Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
"Điều 5. Các Phó Chủ tịch Ủy ban
1. Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban giúp Chủ tịch Ủy ban trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của Ủy ban; xem xét, giải quyết các công việc thường xuyên của Ủy ban. Khi Chủ tịch Ủy ban vắng mặt, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban thay mặt Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo công tác của Ủy ban.
2. Phó Chủ tịch Ủy ban
a) Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban về chuyển đổi số quốc gia; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số; công nghệ thông tin và viễn thông phục vụ phát triển đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số. Trực tiếp chỉ đạo Tổ công tác;
b) Giúp Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chính quyền điện tử, nhằm đạt được các chỉ tiêu định lượng do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra; yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo mẫu và tuân thủ thời hạn báo cáo, tiến tới thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trực tuyến;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban."
Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ủy viên Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số là gì?
Theo hướng dẫn tại Điều 6 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành kèm theo Quyết định 24/QĐ-UBQGCĐS năm 2022 thì các Ủy viên Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
"Điều 6. Các Ủy viên Ủy ban
1. Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban về các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình. Kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban về những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai nhiệm vụ được giao và đề xuất sáng kiến, giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn.
Ủy viên Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban thống nhất quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số.
Ủy viên Ủy ban là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban trong việc triển khai các nhiệm vụ về cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được Chính phủ giao tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.
Ủy viên Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban về theo dõi, đôn đốc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (ban hành kèm theo Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ).
Ủy viên Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban về việc theo dõi, đánh giá tình hình và kết quả triển khai Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030; chịu trách nhiệm tham mưu nội dung hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.
Ủy viên Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban trong việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai phát triển thương mại điện tử, thương mại số và thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương.
Ủy viên Ủy ban là Bộ trưởng Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban trong việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thúc đẩy phát triển đô thị thông minh.
Ủy viên Ủy ban là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban trong việc kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng.
2. Trực tiếp chỉ đạo, lồng ghép các nội dung về chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh trong các chiến lược, chương trình, đề án, dự án của ngành, lĩnh vực do cơ quan mình quản lý, chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban trong việc tổ chức thực hiện.
3. Cho ý kiến về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam theo chỉ đạo của Chủ tịch và trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc cơ quan mình phụ trách cho ý kiến đúng hạn về các vấn đề này nếu được xin ý kiến.
4. Tham dự đầy đủ các cuộc họp Ủy ban, trong trường hợp không thể tham dự phải báo cáo và được sự đồng ý của người chủ trì cuộc họp; trường hợp ủy quyền cho người dự họp thay phải tham gia ý kiến bằng văn bản; cùng các Ủy viên Ủy ban xem xét, trao đổi, báo cáo Chủ tịch Ủy ban quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của Ủy ban; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban liên quan đến ngành, lĩnh vực cơ quan mình phụ trách.
5. Cử cán bộ, chuyên gia giỏi, tâm huyết tham gia Tổ công tác giúp việc Ủy ban; tạo điều kiện cho những cán bộ, chuyên gia này hoàn thành tốt nhiệm vụ được lãnh đạo Tổ công tác giao. Kịp thời thay thế những cán bộ, chuyên gia không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao theo đề nghị của Tổ trưởng Tổ công tác.
6. Chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch hoạt động hằng năm của Ủy ban, chỉ đạo xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chi tiết theo từng tháng.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban giao."
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số là gì?
Theo hướng dẫn tại Điều 7 Quy chế hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số ban hành kèm theo Quyết định 24/QĐ-UBQGCĐS năm 2022 thì Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
"Điều 7. Tổ công tác giúp việc Ủy ban
1. Xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban ban hành chương trình, kế hoạch công tác, kiểm tra hằng năm của Ủy ban và tổ chức thực hiện. Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch của Ủy ban và kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban.
2. Giúp việc Ủy ban trong nghiên cứu, đề xuất về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách (bao gồm cơ chế tài chính) và giải pháp thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.
3. Giúp việc Ủy ban trong theo dõi, đôn đốc tình hình thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, kế hoạch và giải pháp về chuyển đổi số; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh tại các bộ, ngành, địa phương; kịp thời báo cáo và tham mưu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
4. Chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ các hoạt động và cuộc họp của Ủy ban; đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban.
Báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các thành viên Ủy ban, Tổ công tác và các bộ, ngành, địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
5. Trực tiếp làm việc và đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động của Ủy ban.
6. Tổ công tác được tổ chức thành các nhóm công tác do Tổ trưởng Tổ công tác quyết định và phân công nhiệm vụ.
7. Báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban về tình hình, kết quả hoạt động của Ủy ban và Tổ công tác.
8. Lưu giữ hồ sơ tài liệu liên quan đến hoạt động của Ủy ban.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban giao."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?