Quy định 191 về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
- Quy định 191 về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
- Quyền hạn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
- Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
Quy định 191 về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
Ngày 29/10/2024, Ban Chấp hành trung ương đã ban hành Quy định 191-QĐ/TW năm 2024 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Tải về Toàn văn Quy định 191-QĐ/TW
Cụ thể, Quy định 191-QĐ/TW năm 2024 quy định về chức năng, phạm vi chỉ đạo, nguyên tắc, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (viết tắt là Ban Chỉ đạo).
Quy định 191-QĐ-TW năm 2024 áp dụng đối với Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo (viết tắt là Cơ quan Thường trực) và các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Quy định 191 về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào? (Hình từ internet)
Quyền hạn của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy định 191-QĐ-TW năm 2024 quy định về quyền hạn của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực như sau:
- Yêu cầu các đảng đoàn, ban cán sự đảng, tỉnh ủy, thành ủy đảng ủy trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền báo cáo về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; về xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; về giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý thông tin về hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thấm quyên lãnh đạo, quản lý.
- Yêu cầu các đảng đoàn, ban cán sự đảng, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; chỉ đạo xem xét lại việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý khi có căn cứ cho rằng việc kết luận, xử lý chưa khách quan, chính xác, nghiêm minh.
- Yêu cầu các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án kết luận, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ án, vụ việc cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền xem xét lại việc giải quyết hoặc giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong trường hợp cần thiết, kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thành lập các ban chỉ đạo xử lý vụ án, vụ việc để trực tiếp chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
- Kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước khi có căn cứ cho rằng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng, vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực hoặc có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, nếu phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp quản lý thì báo cáo ngay cho Ban Chỉ đạo, cấp ủy quản lý cán bộ để kịp thời chỉ đạo xử lý; đồng thời chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ủy ban kiểm tra thuộc cấp ủy quản lý cán bộ để kiểm tra, xử lý theo quy định của Đảng. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, thi hành án, nếu phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm thì kịp thời chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo thẩm quyền, không chờ đến khi kết thúc mới chuyển.
- Trực tiếp làm việc với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; khi cần thiết, được sử dụng bộ máy tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và phương tiện của các cơ quan, tổ chức có liên quan để phục vụ nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy định 191-QĐ-TW năm 2024 có quy định về chế độ làm việc của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực như sau:
- Ban Chỉ đạo làm việc theo chương trình hằng năm, họp thường kỳ 6 tháng một lần, họp bất thường khi cần. Thường trực Ban Chỉ đạo họp thường kỳ 3 tháng một lần, họp bất thường khi cần.
- Kết luận các phiên họp của Ban Chỉ đạo, cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo được thông báo bằng văn bản đến các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan để thực hiện.
- Khi cần thiết, Ban Chỉ đạo tổ chức hội nghị toàn quốc hoặc hội nghị chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
- Định kỳ 6 tháng và khi cần thiết, các thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo bằng văn bản với Trưởng ban về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, Trưởng ban quyết định triệu tập các phiên họp, cuộc họp bất thường của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo.
Trong thời gian Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo không họp, nếu có vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Ban Chỉ đạo hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo cần phải giải quyết khẩn trương, kịp thời, Cơ quan Thường trực có trách nhiệm gửi văn bản xin ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo và tổng hợp, báo cáo Trưởng ban xem xét, quyết định; đồng thời thông báo kết quả tới các thành viên Ban Chỉ đạo hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo.
Quy định 191-QĐ/TW năm 2024 có hiệu lực thi hành từ 29/10/2024 thay thế Quy định 32-QĐ/TW năm 2021.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không sử dụng đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong tổ chức Công đoàn Việt Nam được thực hiện như thế nào?
- Cách soạn thảo Mẫu biên bản họp chi bộ cuối năm kiểm điểm, đánh giá chất lượng? Tải về Mẫu biên bản họp chi bộ cuối năm file word?
- Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 được tổ chức trong phạm vi nào? Lưu ý khi tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam?
- Tổng hợp Lời dẫn văn nghệ Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư? 05 Yêu cầu khi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư?