Quy định 137-QĐ/TW, quy định mới về tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy thế nào?
- Quy định 137-QĐ/TW, quy định mới về tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy thế nào?
- Quy định về tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương thế nào?
- Cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy có trách nhiệm và quyền hạn chung như thế nào?
Quy định 137-QĐ/TW, quy định mới về tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy thế nào?
Ngày 01/12/2023, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy định 137-QĐ/TW về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
Theo đó, Quy định 137-QĐ/TW năm 2023 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy).
Cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy bao gồm: Văn phòng, ban tổ chức, cơ quan ủy ban kiểm tra, ban tuyên giáo, ban dân vận, ban nội chính.
Ngoài các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy nêu trên, khi Bộ Chính trị quyết định thành lập thêm cơ quan khác, Ban Bí thư sẽ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cho cơ quan đó.
- Văn phòng tỉnh ủy:
+ Lãnh đạo gồm: chánh văn phòng và các phó chánh văn phòng, số lượng phó chánh văn phòng do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định.
+ Các đơn vị trực thuộc:
++ Văn phòng tỉnh uỷ có không quá 05 phòng: Tổng hợp; Quản trị; Tài chính đảng; Cơ yếu - Công nghệ thông tin; Hành chính, lưu trữ.
++ Văn phòng Thành ủy Hà Nội, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 06 phòng.
+ Các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Đảng (nếu có) thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Ban tổ chức:
+ Lãnh đạo ban gồm: trưởng ban và các phó trưởng ban, số lượng phó trưởng ban (không bao gồm phó trưởng ban kiêm nhiệm) do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định.
+ Các đơn vị trực thuộc:
++ Ban tổ chức tỉnh uỷ có không quá 04 phòng: Tổ chức cán bộ; Tổ chức đảng, đảng viên; Bảo vệ chính trị nội bộ; Văn phòng.
++ Ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội, Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 05 phòng.
- Cơ quan ủy ban kiểm tra:
+ Lãnh đạo gồm:
++ Chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm, số lượng phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
++ Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ là thủ trưởng cơ quan uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ; các phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tỉnh ủy là phó thủ trưởng cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh uỷ.
+ Các đơn vị trực thuộc:
++ Cơ quan uỷ ban kiểm tra tỉnh ủy có không quá 04 phòng: Nghiệp vụ I; Nghiệp vụ II; Nghiệp vụ III; Văn phòng.
++ Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Thành uỷ Hà Nội, Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 05 phòng.
- Ban tuyên giáo:
+ Lãnh đạo gồm: trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban (không bao gồm phó trưởng ban kiêm nhiệm) do ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định.
+ Các đơn vị trực thuộc:
++ Ban tuyên giáo tỉnh ủy có không quá 05 phòng: Lý luận chính trị, lịch sử Đảng; Tuyên truyền, Báo chí - Xuất bản; Khoa giáo, Văn hoá - Văn nghệ; Thông tin - Tổng hợp; Văn phòng.
++ Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 06 phòng.
- Ban dân vận:
+ Lãnh đạo ban: Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban do ban thường vụ tỉnh uỷ xem xét, quyết định.
+ Các đơn vị trực thuộc:
++ Ban dân vận tỉnh uỷ có không quá 03 phòng: Đoàn thể và các hội; Dân vận các cơ quan nhà nước, dân tộc và tôn giáo; Văn phòng.
++ Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội, Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 04 phòng.
- Ban nội chính:
+ Lãnh đạo ban: Gồm trưởng ban và các phó trưởng ban. Số lượng phó trưởng ban do ban thường vụ tỉnh uỷ xem xét, quyết định.
+ Các đơn vị trực thuộc:
++ Ban nội chính tỉnh ủy có không quá 04 phòng: Theo dõi công tác nội chính và cải cách tư pháp; Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Theo dõi công tác xử lý đơn, thư, tiếp công dân; Văn phòng.
++ Ban Nội chính Thành uỷ Hà Nội, Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 05 phòng.
Quy định 137-QĐ/TW, quy định mới về tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy thế nào? (Hình từ internet)
Quy định về tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định 137-QĐ/TW năm 2023 quy định về tiêu chuẩn chức danh và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương như sau:
(1) Về tiêu chuẩn chức danh:
Việc xác định tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức trong mỗi cơ quan do các cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy xây dựng, ban tổ chức tỉnh ủy thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét theo quy định.
(2) Về cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức:
Bố trí hợp lý cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm; bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.
- Đối với cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy: Bảo đảm cơ cấu cán bộ, công chức làm công tác nghiên cứu, tham mưu chiếm đa số và giảm tối đa số lượng người phục vụ.
- Đối với văn phòng tỉnh ủy: Bố trí hợp lý cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với tiêu chuẩn, chức danh, vị trí việc làm, bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của văn phòng.
Cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy có trách nhiệm và quyền hạn chung như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy định 137-QĐ/TW năm 2023, quy định trách nhiệm và quyền hạn chung cơ quan tham mưu, giúp việc tỉnh ủy gồm có như sau:
- Chịu trách nhiệm trước tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy trong tham mưu, đề xuất với cấp ủy và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Được yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy báo cáo, cung cấp hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.
- Được cử cán bộ dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc và các cơ quan liên quan khi bàn về nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn do cơ quan mình phụ trách.
- Thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với thường trực tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc tương ứng ở Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?