Quy chuẩn quốc gia QCVN 9:2016/BTTTT yêu cầu về hệ thống tiếp đất cho các trạm viễn thông như thế nào?

Quy chuẩn quốc gia QCVN 9:2016/BTTTT yêu cầu về hệ thống tiếp đất cho các trạm viễn thông như thế nào? chị B.M - Hà Nội

Quy chuẩn quốc gia QCVN 9:2016/BTTTT yêu cầu về hệ thống tiếp đất cho các trạm viễn thông như thế nào?

Quy chuẩn quốc gia QCVN 9:2016/BTTTT được ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BTTTT

Tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn quốc gia QCVN 9:2016/BTTTT yêu cầu hệ thống tiếp đất cho các trạm viễn thông như sau:

(1) Tổ tiếp đất

- Tổ tiếp đất phải có giá trị điện trở tiếp đất không lớn hơn 10 Ω. Phương pháp đo điện trở tiếp đất theo Phụ lục A Quy chuẩn quốc gia QCVN 9:2016/BTTTT.

- Tổ tiếp đất phải nối đến tấm tiếp đất chính bằng cáp tiếp đất.

Chú thích: Có thể áp dụng giá trị điện trở tiếp đất theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất thiết bị nhưng giá trị điện trở tiếp đất phải đảm bảo không lớn hơn 10 Ω.

(2) Tấm tiếp đất chính

* Quy cách, kích thước

- Tấm tiếp đất chính phải được làm bằng đồng mạ niken.

- Toàn bộ bulông, êcu, vòng đệm dùng để kết cuối cáp phải bằng đồng mạ niken.

- Kích thước: chiều rộng tối thiểu 120 mm, chiều dày tối thiểu 10 mm và chiều dài tối thiểu là 300 mm.

* Nối trực tiếp tới các bộ phận sau:

- Tổ tiếp đất của trạm viễn thông qua cáp tiếp đất

- Dây dẫn bảo vệ

- Vỏ kim loại của tất cả cáp nhập trạm viễn thông

- Mạng CBN

- Cực dương nguồn 1 chiều.

Chú thích: Tấm tiếp đất chính nên đặt gần nguồn cung cấp xoay chiều và các đường vào của cáp viễn thông.

(3) Cáp tiếp đất

- Chiều dài cáp tiếp đất không lớn hơn 50 m. Trong trường hợp đặc biệt có thể cho phép tăng chiều dài cáp dẫn đất nhưng phải đảm bảo điện trở một chiều của cáp dẫn đất phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,01 Ω.

- Sử dụng loại cáp đồng (một hoặc nhiều sợi) có tổng tiết diện không được nhỏ hơn 100 mm2.

Quy chuẩn quốc gia QCVN 9:2016/BTTTT yêu cầu về hệ thống tiếp đất cho các trạm viễn thông như thế nào?

Quy chuẩn quốc gia QCVN 9:2016/BTTTT yêu cầu về hệ thống tiếp đất cho các trạm viễn thông như thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu cấu hình kết nối đối với mạng CBN bên trong trạm viễn thông tại Quy chuẩn quốc gia QCVN 9:2016/BTTTT ra sao?

Tại tiết 2.2.1 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn quốc gia QCVN 9:2016/BTTTT yêu cầu cấu hình kết nối đối với mạng CBN bên trong trạm viễn thông như sau:

- Trạm viễn thông phải thực hiện kết nối liên kết chung CBN.

- Mạng CBN phải được nối với tấm tiếp đất chính bởi một vòng kết nối dọc theo chu vi bên trong tòa nhà; hoặc thành phần cơ bản của CBN là dây dẫn vòng phải bao quanh được khối hệ thống thiết bị. Mạng CBN phải có khả năng mở rộng thành kết cấu lưới 3 chiều để đáp ứng được nhu cầu bổ sung thêm các hệ thống thiết bị viễn thông trong trạm viễn thông.

- Mạng CBN phải đảm bảo có dạng như một lồng Faraday có tính dẫn điện liên tục bao quanh toàn bộ trạm viễn thông như sơ đồ Hình 1.

- Mạng CBN có các thành phần như sau:

+ Vòng kết nối khép kín tại mỗi tầng của tòa nhà, quanh sàn nhà hoặc xung quanh tường nhà. Đối với tầng 1 thực hiện dưới nền nhà ở độ sâu 0,5 m đến 0,7 m. Vòng kết nối được thực hiện bằng cáp đồng hoặc những dải đồng hay bằng thép mạ kẽm có tiết diện tối thiểu 50 mm2;

+ Các dây liên kết thẳng đứng, liên kết các vòng kết nối của mỗi tầng, khoảng cách giữa các dây thẳng đứng không lớn hơn 5 m. Dây liên kết thẳng đứng là thanh đồng hoặc thép mạ kẽm có tiết diện tối thiểu 50 mm2;

Chú thích: Có thể tận dụng khung kết cấu cốt thép của tòa nhà làm thành phần của mạng CBN, với điều kiện phải hàn nối các thành phần kết cấu thép lại với nhau để đảm bảo tính dẫn điện liên tục.

- Thực hiện đấu nối đường dẫn kết nối với các thành phần kim loại trong trạm viễn thông như sau:

+ Tất cả các dây dẫn sét của trạm viễn thông;

+ Toàn bộ khung bê tông cốt thép của kết cấu trạm viễn thông;

+ Khung giá đỡ cáp nhập trạm viễn thông;

+ Các ống dẫn nước, các ống dẫn cáp bằng kim loại.

Yêu cầu cấu hình kết nối đối với mạng liên kết trong hệ thống thiết bị viễn thông ra sao?

Tại tiết 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn quốc gia QCVN 9:2016/BTTTT yêu cầu cấu hình kết nối đối với mạng CBN bên trong trạm viễn thông như sau:

- Trong một khối hệ thống thiết bị viễn thông, mạng liên kết phải có dạng mắt lưới (MESH- BN).

- Mạng MESH - BN phải kết nối các khung giá, vỏ máy, các đường ống, khay, giá phối tuyến, vỏ cáp và tấm đệm kết nối để tạo thành một mặt phẳng cân bằng điện thế chuẩn hệ thống.

- Tất cả các thành phần kim loại của MESH- BN phải tạo thành một tổng thể liên tục về điện.

- Mạng liên kết mắt lưới (MESH- BN) cần đảm bảo những yêu cầu như sau:

* Tấm đệm mắt lưới

+ Tấm đệm mắt lưới có kích thước đủ lớn để chứa đựng được các thiết bị và giá đỡ cáp nằm trong khối hệ thống MESH -BN và được đặt ở dưới sàn thiết bị.

+ Tấm đệm được làm bằng dây (dải) đồng trần hoặc bằng dây (dải) thép mạ kẽm có tiết diện tối thiểu 14 mm2 và hàn thành lưới.

+ Kích thước mắt lưới nằm trong phạm vi:

++ 20 cm x 20 cm;

++ 30 cm x 30 cm;

++ 40 cm x 40 cm;

++ 50 cm x 50 cm.

* Kết nối tấm đệm mắt lưới với mạng CBN tại nhiều điểm (càng nhiều điểm nối với mạng CBN càng tốt) bằng dây đồng trần hoặc thép mạ kẽm có tiết diện tối thiểu là 14 mm2.

* Kết nối phần dẫn của khối hệ thống thiết bị viễn thông với tấm đệm mắt lưới

+ Thiết bị viễn thông với những mạch điện tử được cung cấp chung một lớp bọc kim loại tạo ra mặt bằng điện thế chuẩn phủ khắp trên bề mặt các bảng mạch in. Tất cả các mặt bằng điện thế chuẩn được nối với nhau đồng thời được nối với khung giá thiết bị hoặc với vỏ kim loại của hệ thống cáp lân cận (nằm trong khối M-BN) bằng những dây đồng có tiết diện tối thiểu là 14 mm2.

+ Kết nối các vỏ, khung giá thiết bị, vỏ kim loại cáp với tấm đệm mắt lưới bằng dây (dải) đồng theo đường ngắn nhất. Tiết diện của dây nối được quy định trong Bảng 1.

Hình 2 - Mạng MESH- BN kết nối với CBN

Trạm viễn thông
Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Pháp luật
Đồ chơi trẻ em mới 100% mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam? Tổ chức nhập khẩu đồ chơi trẻ em sau khi được chứng nhận hợp quy phải làm gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn có được xây dựng trên dựa trên kinh nghiệm thực tiễn không? Tiêu chuẩn quốc gia được hủy bỏ dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Việc lắp đặt nồi hơi và bình chịu áp lực có thiết kế lắp đặt, thiết kế phải tuân thủ những yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Nhà hàng có cần tuân thủ quy định về tiếng ồn không? Nếu có thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn của nhà hàng là bao nhiêu?
Pháp luật
Kíp nổ điện vi sai an toàn là gì? Chỉ tiêu kỹ thuật của kíp nổ điện vi sai an toàn? Kíp nổ điện vi sai an toàn được bao gói bằng gì?
Pháp luật
Hào kỹ thuật là gì? Cấu tạo hào kỹ thuật bao gồm? Độ sâu hào kỹ thuật được xác định dựa theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Nước khoáng thiên nhiên đóng chai được khai thác trực tiếp từ đâu? Việc ghi nhãn phải tuân thủ các quy định nào?
Pháp luật
Đất dân dụng là gì? Khi tổ chức không gian toàn đô thị việc tính toán chỉ tiêu đất dân dụng phải đảm bảo nguyên tắc nào? Chỉ tiêu đất dân dụng bình quân toàn đô thị?
Pháp luật
Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật và mã nhận dạng khung xe mới nhất áp dụng từ ngày 05/12/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trạm viễn thông
1,955 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trạm viễn thông Quy chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trạm viễn thông Xem toàn bộ văn bản về Quy chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào