Quốc hội ban hành luật để quy định những gì? Dự án luật phải được UBTVQH cho ý kiến trước khi trình Quốc hội đúng không?
Quốc hội ban hành luật để quy định những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Luật Ban hành quy phạm pháp luật 2025 quy định Quốc hội ban hành luật để quy định:
- Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt; tố tụng tư pháp;
- Chính sách cơ bản về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định các thứ thuế, về huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
- Chính sách cơ bản về quốc phòng, an ninh quốc gia; hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
- Chính sách cơ bản về đối ngoại; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác;
- Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
- Trưng cầu ý dân;
- Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp và luật.
Quốc hội ban hành luật để quy định những gì? Dự án luật phải được UBTVQH cho ý kiến trước khi trình Quốc hội đúng không? (Hình từ Internet)
Dự án luật phải được UBTVQH cho ý kiến trước khi trình Quốc hội đúng không?
Căn cứ tại Điều 38 Luật Ban hành quy phạm pháp luật 2025 quy định như sau:
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật, nghị quyết của Quốc hội
1. Dự án luật, nghị quyết của Quốc hội phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể đưa dự án ra thảo luận, cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.
2. Chậm nhất là 07 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này và báo cáo thẩm tra phải được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Dự án luật, nghị quyết của Quốc hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại một hoặc nhiều phiên họp theo trình tự sau đây:
a) Cơ quan trình thuyết trình về nội dung cơ bản của dự thảo;
b) Cơ quan chủ trì thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra, đề xuất các vấn đề cần Quốc hội tập trung thảo luận;
c) Đại diện Chính phủ phát biểu ý kiến về dự án không do Chính phủ trình;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
đ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận;
e) Chủ tọa phiên họp kết luận.
4. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan trình có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện dự án.
5. Cơ quan trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án. Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ý kiến về nội dung tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự án của cơ quan trình. Trường hợp cơ quan trình và Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa thống nhất hoặc dự án có nội dung quan trọng, phức tạp cần có thêm thời gian để nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan trình quyết định lùi thời điểm trình Quốc hội thông qua.
6. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo đưa vào dự kiến chương trình kỳ họp của Quốc hội đối với các dự án luật, nghị quyết đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, đủ điều kiện trình Quốc hội.
Căn cứ theo quy định nêu trên thì dự án luật phải được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể đưa dự án ra thảo luận, cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.
Xem xét, thông qua dự thảo luật như thế nào?
Căn cứ tại Điều 39 Luật Ban hành quy phạm pháp luật 2025 quy định về xem xét, thông qua dự thảo luật như sau:
- Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo luật, nghị quyết tại một kỳ họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 40 Luật Ban hành quy phạm pháp luật 2025. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, hồ sơ dự án luật, nghị quyết và báo cáo thẩm tra phải được gửi đến các đại biểu Quốc hội.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo pháp lệnh, nghị quyết tại một phiên họp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Ban hành quy phạm pháp luật 2025. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày bắt đầu phiên họp, hồ sơ dự án pháp lệnh, nghị quyết và báo cáo thẩm tra phải được gửi đến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Hồ sơ dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Ban hành quy phạm pháp luật 2025 và báo cáo thẩm tra được gửi bằng bản điện tử và 03 bản giấy.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tại sao có Valentine đen ngày 14 4? Valentine đen ngày 14 4 dành cho ai? Ngày 14 4 Valentine đen có phải ngày lễ lớn?
- Cục Quản lý lao động ngoài nước có tên giao dịch quốc tế là gì? Chức năng của Cục Quản lý lao động ngoài nước là gì?
- Danh sách sáp nhập tỉnh thành 2025 theo Nghị quyết 60 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có tên, trụ sở ra sao?
- Điều kiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 2? Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng 2?
- Nghị quyết 60-NQ/TW công bố danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến có tên gọi, trung tâm Chính trị - Hành chính thế nào?