Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới tại Chương trình mới thực hiện trong giai đoạn 2023-2025?
- Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam được hiểu như thế nào?
- Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới tại Chương trình mới thực hiện trong giai đoạn 2023-2025 như thế nào?
- Nguồn kinh phí và đơn vị thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 như thế nào?
Ngày 15/05/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025.
Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam được hiểu như thế nào?
- Thực tế hiện nay, quảng bá hình ảnh quốc gia chính là kênh “đầu tư” hữu hiệu nhằm thu hút các dòng đầu tư, du lịch phát triển, nâng cao thương hiệu quốc gia.
- Thông qua ngoại giao văn hóa, những thông tin, hình ảnh về đất nước, con người, với bề dày văn hóa, lịch sử, truyền thống sẽ được lan tỏa, phổ biến, từ đó sẽ dẫn đến những quyết định lựa chọn quốc gia đó là “điểm đến” đầu tư, hợp tác.
- Trước đây, Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra mục tiêu: nâng cao hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam, giới thiệu rộng rãi hình ảnh quốc gia Việt Nam trên toàn thế giới, văn hóa Việt Nam có những đóng góp mới được ghi nhận trong đời sống văn hóa quốc tế.
- Đồng thời, tại Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2021 đã nêu rõ “Về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam”, nhấn mạnh phải tăng cường quảng bá hình ảnh quốc gia ra nước ngoài dưới nhiều hình thức.
Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới tại Chương trình mới thực hiện trong giai đoạn 2023-2025? (Hình internet)
Quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới tại Chương trình mới thực hiện trong giai đoạn 2023-2025 như thế nào?
Theo Mục II Điều 1 Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 có nêu rõ 08 nhiệm vụ:
- 01 là hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về văn hóa, nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đồng thời phổ biến, truyền thông nâng cao nhận thức về Chương trình.
- 02 là bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc.
- 03 là nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa.
- 04 là xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của nhân dân.
- 05 là phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa.
- 06 là phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng.
- 07 là quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới.
- 08 là huy động nguồn lực và quản lý thực hiện Chương trình.
Cụ thể, quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới là nhiệm vụ thứ 07 được đặt ra với các nội dung bao gồm:
- Nâng cao năng lực vận hành, hoạt động của các trung tâm văn hoá Việt Nam tại Lào và Pháp.
+ Tổ chức dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
- Hỗ trợ các địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động truyền thông, xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng số, mạng xã hội về hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam, sản phẩm văn hóa Việt Nam, tiềm năng và thế mạnh của địa phương tới bạn bè quốc tế.
- Đăng cai, tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quốc tế có quy mô, uy tín; hình thành và phát triển được 03 - 05 thương hiệu festival, lễ hội, sự kiện văn hóa, nghệ thuật quốc tế có chất lượng tại Việt Nam.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật có chất lượng phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
+ Thu hút đầu tư, sản xuất phim quảng bá văn hóa Việt Nam tại nước ngoài.
+ Tăng cường sự hiện diện của Việt Nam tại các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch có quy mô và uy tín của khu vực, quốc tế.
Nguồn kinh phí và đơn vị thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 như thế nào?
Tại Mục III Điều 1 Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2023 quy định:
*Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm:
- Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định pháp luật liên quan.
- Huy động từ các nguồn đầu tư, tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
- Việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính cho các nhiệm vụ của Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các quy định hiện hành về kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch tài chính trung hạn của Nhà nước.
*Đơn vị thực hiện:
Bên cạnh đó, Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023-2025 cũng phân công, giao trách nhiệm cho các đơn vị để phối hợp thực hiện nhiệm vụ, giải pháp được phân công:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Bộ Tài chính
- Các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?