Quản lý rủi ro, lỗ hổng, điểm yếu an toàn an ninh mạng của Bộ Tài Chính gồm những nội dung nào?
Quản lý rủi ro, lỗ hổng, điểm yếu an toàn an ninh mạng của Bộ Tài Chính gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023 quy định như sau:
Quản lý rủi ro, lỗ hổng, điểm yếu an toàn an ninh mạng
1. Đơn vị chuyên trách an toàn an ninh mạng phối hợp với đơn vị vận hành hệ thống thông tin tổ chức quản lý lỗ hổng, điểm yếu an toàn an ninh mạng theo các nội dung sau:
a) Lập danh sách toàn bộ thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin đang sử dụng trong phạm vi quản lý của chủ quản hệ thống thông tin: nhãn hiệu phần cứng, tên phần mềm và phiên bản (hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, ứng dụng, các tiện ích khác).
b) Thiết lập, duy trì kênh tiếp nhận thông tin về lỗ hổng, điểm yếu an toàn an ninh mạng từ các cơ quan, tổ chức có chức năng cảnh báo về an toàn an ninh mạng; các đơn vị cung cấp thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin thuộc phạm vi điểm a khoản này.
c) Quản lý, giám sát việc cài đặt bản vá lỗ hổng, điểm yếu an toàn an ninh mạng. Sử dụng và cập nhật liên tục các công cụ dò quét lỗ hổng, điểm yếu an toàn an ninh mạng để các công cụ này có thể phát hiện được các lỗ hổng bảo mật mới nhất; hoặc sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn an ninh mạng để xác định các lỗ hổng, điểm yếu của hệ thống thông tin.
d) Triển khai cài đặt bản vá lỗ hổng, điểm yếu an toàn an ninh mạng sau khi bản vá được phát hành; Áp dụng các biện pháp bảo vệ tạm thời trong trường hợp bản vá bảo mật chưa được phát hành hoặc chưa đủ điều kiện để triển khai.
2. Đơn vị chuyên trách an toàn an ninh mạng phối hợp với đơn vị vận hành hệ thống thông tin triển khai quản lý rủi ro an toàn an ninh mạng trên cơ sở quản lý lỗ hổng, điểm yếu an toàn an ninh mạng theo quy định tại khoản 1 Điều này và theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an.
Theo như quy định trên, việc quản lý rủi ro, lỗ hổng, điểm yếu an toàn an ninh mạng tại Bộ Tài Chính do Đơn vị chuyên trách an toàn an ninh mạng phối hợp với đơn vị vận hành hệ thống thông tin tổ chức quản lý bao gồm các nội dung theo quy định trên.
Quản lý rủi ro, lỗ hổng, điểm yếu an toàn an ninh mạng của Bộ Tài Chính gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Việc giám sát an toàn an ninh mạng của Bộ Tài chính do ai phụ trách?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023 quy định như sau:
Giám sát an toàn an ninh mạng
1. Đơn vị chuyên trách an toàn an ninh mạng tự thực hiện giám sát hoặc lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp có đủ năng lực thực hiện giám sát an toàn hệ thống thông tin theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 31/2017/TT-BTTTT và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Cục Tin học và Thống kê tài chính thiết lập hệ thống tiếp nhận thông tin giám sát từ các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ kết nối, chia sẻ thông tin về Bộ Tài chính; làm đầu mối thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giám sát từ các đơn vị của Bộ Tài chính với Trung tâm giám sát không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông. Nội dung thông tin giám sát cần kết nối, chia sẻ theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao của Bộ Công an triển khai giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 53/2022/NĐ-CP.
3. Các Tổng cục phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính thực hiện chia sẻ thông tin giám sát an toàn hệ thống thông tin với cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
Theo như quy định trên, việc giám sát an ninh mạnh do đơn vị chuyên trách an ninh mạng tự thực hiện hoặc lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp có đủ năng lực thực hiện giám sát an toàn hệ thống thông tin.
Việc thiết lập hệ thống tiếp nhận thông tin giám sát từ các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ kết nối, chia sẻ thông tin về Bộ Tài chính do Cục Tin học và Thống kê tài chính thiết lập
Đồng thời làm đầu mối thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giám sát từ các đơn vị của Bộ Tài chính với Trung tâm giám sát không gian mạng quốc gia thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông
Để bảo đảm an toàn an ninh mạng đối với hệ thống thông tin, thiết bị xử lý thông tin của Bộ Tài chính phải thực hiện các nhiệm vụ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023 quy định như sau:
Bảo đảm an toàn an ninh mạng đối với hệ thống thông tin, thiết bị xử lý thông tin
1. Chủ quản hệ thống thông tin, đơn vị vận hành hệ thống thông tin, đơn vị chuyên trách an toàn an ninh mạng thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xác định cấp độ an toàn của hệ thống thông tin (lập hồ sơ đề xuất cấp độ; tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ) và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ theo quy định từ Điều 13 đến Điều 19 của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP; từ Điều 7 đến Điều 10 của Thông tư số 12/2022/TT-BTTTT và khoản 1 Điều 5 của Quy chế này. Việc xác định hệ thống thông tin, bao gồm hệ thống thông tin sử dụng camera giám sát, để xác định cấp độ căn cứ trên nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 85/2016/NĐ-CP, Điều 7 Thông tư 12/2022/TT-BTTTT và các hướng dẫn bổ sung của Bộ Thông tin và Truyền thông (nếu có).
b) Bảo đảm an ninh mạng cho hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo quy định từ Điều 12 đến Điều 15 của Luật An ninh mạng, Điều 7 đến Điều 17 của Nghị định số 53/2022/NĐ-CP.
2. Đơn vị không thuộc phạm vi khoản 1 Điều này và có thẩm quyền tự trang bị thiết bị xử lý thông tin sử dụng tại đơn vị có trách nhiệm:
a) Bảo đảm an toàn an ninh mạng cho máy tính của người sử dụng thuộc đơn vị: sử dụng hệ điều hành được hỗ trợ bản vá lỗ hổng bảo mật; chỉ cài đặt tiện ích thiết yếu được cung cấp kèm theo hệ điều hành và các phần mềm phục vụ công việc, có bản quyền hoặc được các cơ quan chức năng đánh giá, xác nhận an toàn; cài đặt phần mềm phòng, diệt mã độc và cập nhật thường xuyên mẫu nhận diện mã độc.
b) Bảo đảm an toàn an ninh mạng cho thiết bị mạng, thiết bị an ninh mạng sử dụng tại đơn vị: không sử dụng thiết bị không còn được hỗ trợ khắc phục lỗ hổng bảo mật; thực hiện khắc phục lỗ hổng bảo mật ngay khi nhận được cảnh báo, hướng dẫn từ cơ quan chức năng; thay đổi mật khẩu mặc định và giữ bí mật mật khẩu quản trị thiết bị.
3. Đơn vị mua sắm, sử dụng camera giám sát phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát, theo Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh thông tin cho thiết bị camera giám sát.
Theo đó, để bảo đảm an toàn an ninh mạnh đối với hệ thống thông tin, thiết bị xử lý thông tin các đơn vị được phân công phải thực hiện theo như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?