Phụ lục Thông tư 55/2024 BGTVT về kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới sản xuất, lắp ráp?
Phụ lục Thông tư 55/2024 BGTVT về kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới sản xuất, lắp ráp?
Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 55/2024/TT-BGTVT quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp.
Theo đó, Thông tư 55/2024/TT-BGTVT quy định về trình tự, thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới trong sản xuất, lắp ráp.
Dưới đây là chi tiết Phụ lục Thông tư 55/2024/TT-BGTVT như sau:
Tên Phụ lục | Nội dung |
PHỤ LỤC I Sản phẩm cùng kiểu loại trong chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường | |
PHỤ LỤC II Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng kiểm tra, thử nghiệm và chứng nhận đối với xe và phụ tùng xe cơ giới | |
PHỤ LỤC III Bản đăng ký thông tin ô tô sản xuất, lắp ráp | |
PHỤ LỤC IV Yêu cầu về bản vẽ kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng | |
PHỤ LỤC V Bản thống kê các phụ tùng chính sản xuất trong nước và nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe | |
PHỤ LỤC VI Bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp động cơ sử dụng cho mô tô, xe gắn máy, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ | |
PHỤ LỤC VII Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng xe | |
PHỤ LỤC VIII Danh mục các thiết bị tối thiểu cần thiết để kiểm tra chất lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng | |
PHỤ LỤC IX Mẫu - Giấy chứng nhận xe | |
PHỤ LỤC X Mẫu - Giấy chứng nhận phụ tùng xe cơ giới | |
PHỤ LỤC XI Áp dụng quản lý rủi ro vào quản lý chất lượng trong sản xuất, lắp ráp xe, phụ tùng xe cơ giới | |
PHỤ LỤC XII Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại xe, phụ tùng xe cơ giới | |
PHỤ LỤC XIII Các nội dung giám sát và đánh giá xe xuất xưởng | |
PHỤ LỤC XIV Báo cáo định kỳ về kết quả thực hiện triệu hồi sản phẩm, hàng hoá | |
PHỤ LỤC XV Báo cáo định kỳ về việc dán nhãn năng lượng | |
PHỤ LỤC XVI Các trường hợp sử dụng báo cáo thử nghiệm nước ngoài |
*Trên đây là Phụ lục Thông tư 55/2024 BGTVT về kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới sản xuất, lắp ráp!
Phụ lục Thông tư 55/2024 BGTVT về kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới sản xuất, lắp ráp? (Hình ảnh Internet)
Chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại sản phẩm quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 55/2024/TT-BGTVT quy định về chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại sản phẩm như sau:
Cơ sở sản xuất lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng tương ứng với kiểu loại sản phẩm theo quy định tại Điều 5 Thông tư 55/2024/TT-BGTVT gửi tới Cơ quan chứng nhận để thực hiện xem xét cấp chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại sản phẩm (sau đây gọi tắt là chứng nhận kiểu loại sản phẩm) theo trình tự và cách thức thực hiện như sau:
(1) Cơ sở sản xuất nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc nộp trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Giao thông vận tải (gọi chung là hệ thống dịch vụ công trực tuyến) đến Cơ quan chứng nhận.
(2) Cơ quan chứng nhận tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ. Trường hợp thành phần hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Cơ quan chứng nhận trả lại hồ sơ trong ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trả lại hồ sơ trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận đối với hình thức nộp khác và thông báo lý do để cơ sở sản xuất hoàn thiện lại hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cơ quan chứng nhận thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ.
(3) Cơ quan chứng nhận thực hiện kiểm tra kết quả đánh giá COP, kiểm tra nội dung hồ sơ trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận đủ hồ sơ và cơ sở sản xuất đã nộp đầy đủ các khoản giá dịch vụ, lệ phí theo quy định.
- Nếu kết quả COP và kết quả kiểm tra hồ sơ đạt yêu cầu, Cơ quan chứng nhận cấp chứng nhận kiểu loại sản phẩm;
- Nếu hồ sơ có nội dung chưa phù hợp hoặc chưa có kết quả COP hoặc có kết quả COP nhưng không phù hợp với kiểu loại sản phẩm, Cơ quan chứng nhận thông báo để cơ sở sản xuất bổ sung, hoàn thiện; trường hợp chưa có kết quả đánh giá COP hoặc có kết quả COP nhưng không phù hợp với kiểu loại sản phẩm, cơ sở sản xuất thống nhất thời gian thực hiện để Cơ quan chứng nhận thực hiện đánh giá COP theo quy định. Cơ sở sản xuất có trách nhiệm hoàn thiện nội dung hồ sơ chưa phù hợp đã thông báo và gửi lại cho Cơ quan chứng nhận. Thời hạn giải quyết được tính lại từ đầu sau khi nhận được hồ sơ do cơ sở sản xuất bổ sung, hoàn thiện.
Cơ sở sản xuất được phép bổ sung, hoàn thiện các nội dung không phù hợp của hồ sơ trong thời hạn tối đa 03 tháng kể từ ngày thông báo lần đầu tiên. Quá thời hạn 03 tháng, Cơ quan chứng nhận dừng việc kiểm tra đánh giá hồ sơ, đánh giá COP và thông báo bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến về việc không cấp chứng nhận kiểu loại sản phẩm.
(4) Cơ quan chứng nhận cấp chứng nhận kiểu loại sản phẩm trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá COP và kết quả kiểm tra hồ sơ đạt yêu cầu. Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại sản phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận kiểu loại sản phẩm) được cấp có hiệu lực trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày cấp. Việc cấp chứng nhận kiểu loại sản phẩm được quy định như sau:
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại xe (Giấy chứng nhận kiểu loại xe) theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 55/2024/TT-BGTVT; phôi Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 55/2024/TT-BGTVT;
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại phụ tùng (Giấy chứng nhận kiểu loại phụ tùng) theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 55/2024/TT-BGTVT.
(5) Cơ sở sản xuất nhận kết quả chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho kiểu loại sản phẩm trực tiếp tại trụ sở Cơ quan chứng nhận hoặc qua hệ thống bưu chính đối với trường hợp cấp chứng nhận chất lượng bản giấy; qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đối với trường hợp cấp chứng nhận chất lượng bản điện tử.
Khi nào Thông tư 55 có hiệu lực?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Thông tư 55/2024/TT-BGTVT quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Như vậy, Thông tư 55/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gì?
- Tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử lập hóa đơn như nào?
- Mẫu Báo cáo kết quả xem xét giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Đảng ủy cơ sở là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu văn bản bổ sung tài liệu, làm rõ hồ sơ dự thầu? Khi nào cần bổ sung tài liệu, làm rõ hồ sơ dự thầu?
- Mẫu thông báo thu hồi công nợ cuối năm? Tải về Mẫu thông báo công nợ gửi khách hàng thông dụng nhất?