Phó Trưởng phòng đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực lưu trữ có bao nhiêu nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định?
Có bao nhiêu yêu cầu đối với Phó Trưởng phòng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BNV, để trở thành Phó Trưởng phòng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ, người làm công tác trong lĩnh vực lưu trữ cần phải đáp ứng những yêu cầu nhất định về trình độ, năng lực.
Cụ thể như sau;
(1) Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất cá nhân
- Trình độ đào tạo
Tốt nghiệp đại học trở lên ngành lưu trữ.
Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp (chậm nhất trong vòng 12 tháng kể từ ngày được bổ nhiệm) hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành lưu trữ.
- Bồi dưỡng, chứng chỉ
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương (chậm nhất trong vòng 12 tháng kể từ ngày được bổ nhiệm).
+ Hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và sử dụng một số phần mềm nâng cao, quản trị cơ sở dữ liệu.
+ Trao đổi, trình bày được thông tin cơ bản bằng ngoại ngữ (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số.
- Kinh nghiệm
Có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực lưu trữ từ đủ 03 năm trở lên.
- Phẩm chất cá nhân
+ Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.
+ Cỏ khả năng tự bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống.
+ Có khả năng sáng tạo, tư duy độc lập, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
- Các yêu cầu khác
+ Nắm được quy định của pháp luật về hoạt động nghề nghiệp lưu trữ.
+ Có khả năng lắng nghe, phán đoán, tư duy và xử lý tình huống trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
+ Có kỹ năng tổ chức công việc một cách khoa học, hiệu quả.
(2) Các yêu cầu về năng lực
Năng lực | Cấp độ |
Nhóm năng lực chung | |
- Đạo đức và bản lĩnh | 3 |
- Tổ chức thực hiện công việc | 2 |
- Soạn thảo và ban hành văn bản | 2 |
- Giao tiếp ứng xử | 2 |
- Quan hệ phối hợp | 2 |
- Sử dụng công nghệ thông tin | 2 |
- Sử dụng ngoại ngữ | 2 |
Nhóm năng lực chuyên môn | |
- Tham mưu xây dựng văn bản | 2 |
- Hướng dẫn thực hiện văn bản | 2 |
- Kiểm tra thực hiện văn bản | 2 |
- Thẩm định văn bản | 2 |
- Tổ chức thực hiện văn bản | 2 |
Nhóm năng lực quản lý | |
- Tư duy chiến lược | 2 |
- Quản lý sự thay đổi | 2 |
- Ra quyết định | 2 |
- Quản lý nguồn lực | 2 |
- Phát triển nhân viên | 2 |
Phó Trưởng phòng đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực lưu trữ có bao nhiêu nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định? (Hình từ Internet)
Phó Trưởng phòng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ có bao nhiêu nhiệm vụ, công việc?
Nhiệm vụ, công việc cụ thể của Phó Trưởng phòng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ được quy định tại tiểu mục 2 Mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BNV.
Cụ thể như sau:
- Tổ chức thực hiện công tác chuyên môn
+ Tổ chức thực hiện công tác sưu tầm, bổ sung tài liệu đối với các phông, sưu tập tài liệu.
+ Tổ chức thực hiện công tác phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu lưu trữ.
+ Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ, khử trùng, khử axit, tu bổ, phục chế, số hóa tài liệu và các biện pháp khác.
+ Tổ chức thực hiện công tác xây dựng và quản lý an toàn, bảo mật toàn bộ cơ sở dữ liệu, hệ thống công cụ thống kê, tra cứu tài liệu.
+ Tổ chức thực hiện công tác tổ chức khai thác, sử dụng và phát huy tài liệu lưu trữ.
+ Tổ chức thực hiện các quy định, chế độ chính sách, quy chế làm việc, bảo mật hồ sơ, tài liệu lưu trữ, đạo đức nghề nghiệp trong công tác lưu trữ.
+ Giải quyết công việc theo phân công của Trưởng phòng khi Trưởng phòng đi vắng.
- Tham gia quản lý, sử dụng viên chức, người lao động và tài sản
+ Thực hiện nhiệm vụ cụ thể theo phân công của Trưởng phòng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng, Lãnh đạo Trung tâm giao
Quyền hạn của Phó Trưởng phòng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ ra sao?
Căn cứ vào Mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BNV quy định về quyền hạn của Phó Trưởng phòng như sau:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của phòng theo sự phân công của Trưởng phòng, Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm.
- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của mảng công việc được giao phụ trách với Trưởng phòng hoặc lãnh đạo Trung tâm khi có yêu cầu.
- Tham dự các cuộc họp, hội nghị về công tác có liên quan của đơn vị theo sự phân công.
- Điều hành Phòng khi được ủy quyền.
Tải Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BNV Tại đây.
Thông tư 14/2022/TT-BNV có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?