Phê duyệt Điều lệ sửa đổi, bổ sung Hội Người mù Việt Nam với những nội dung nào đáng chú ý? Phạm vi hoạt động của Điều lệ thế nào?
Ngày 13/06/2023, Bộ Nội vụ ký ban hành Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người mù Việt Nam.
Phạm vi và nguyên tắc hoạt động của Hội Người mù Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 4, Điều 5 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 quy định:
Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Hội hoạt động phạm vi cả nước trong lĩnh vực người mù theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
2. Hội chịu sự lãnh đạo của Đảng, quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
2. Hội tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Hội làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, quyết định theo đa số.
4. Không vì mục tiêu lợi nhuận.
Như vậy, Hội người mù Việt Nam có phạm vi hoạt động trên cả nước trong lĩnh vực người mù theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động bao gồm:
- Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
- Hội tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
- Hội làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, quyết định theo đa số.
- Không vì mục tiêu lợi nhuận.
Phê duyệt Điều lệ sửa đổi, bổ sung Hội Người mù Việt Nam với những nội dung nào đáng chú ý? (Hình internet)
Hội Người mù Việt Nam có những quyền hạn?
Căn cứ Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 quy định:
Quyền hạn
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, hội viên và cộng đồng.
2. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện chính sách theo quy định của pháp luật; cung cấp dịch vụ về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến người mù và sự phát triển của Hội. Được tổ chức các hoạt động trợ giúp giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho hội viên, người mù và các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.
6. Thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội để thực hiện một số nhiệm vụ phù hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
7. Được hỗ trợ kinh phí hoạt động gắn với nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao theo quy định của pháp luật; được tổ chức hoạt động sản xuất, dịch vụ phù hợp với tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
8. Được vận động, nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
9. Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật; báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về ngành, lĩnh vực Hội hoạt động việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng.
Như vậy, Hội Người mù Việt Nam có 09 quyền hạn được quy định theo nội dung nêu trên.
Nhiệm vụ của Hội Người mù Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 quy định:
Nhiệm vụ
1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ, Nghị quyết của Hội.
2. Tập hợp, động viên người mù vào tổ chức Hội, phát huy tình đồng tật, đoàn kết, giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất, cùng phấn đấu vươn lên hoà nhập vào cuộc sống gia đình và xã hội. Củng cố, phát triển tổ chức Hội và quan tâm chăm sóc hội viên có hoàn cảnh khó khăn, hội viên nữ và trẻ em mù.
3. Đại diện hội viên, tham gia kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Hòa giải tranh chấp, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
5. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch và thực hiện các chương trình chăm lo đời sống cho hội viên góp phần nâng cao trình độ học vấn, dân trí, giải quyết việc làm, từng bước ổn định cuộc sống cho hội viên.
6. Vận động sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tạo điều kiện hỗ trợ hội viên mở rộng cơ hội tiếp cận văn hóa, giáo dục, y tế, việc làm, công nghệ thông tin, giao thông, công trình công cộng góp phần đẩy mạnh xã hội hoá công tác trợ giúp người mù.
7. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội, các pháp nhân trực thuộc Hội theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
8. Xuất bản và phát hành tạp chí Đời Mới; chuyển đổi các tác phẩm đã được công bố sang các định dạng dễ tiếp cận cho người mù, người kém mắt hoặc người không có khả năng đọc chữ in theo quy định của pháp luật.
9. Cùng với các tổ chức khác thực hiện nghĩa vụ thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tham gia phòng chống dịch bệnh và giảm nhẹ thiên tai, đẩy lùi tệ nạn xã hội, ngăn ngừa tai nạn lao động, phòng chống mù lòa.
10. Hàng năm báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động của Hội với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
11. Lập và lưu giữ tại trụ sở Hội đơn xin gia nhập, danh sách hội viên, chi hội; hồ sơ thành lập văn phòng đại diện, các đơn vị thuộc và trực thuộc Hội; sổ sách, chứng từ tài chính, tài sản và biên bản các cuộc họp ban lãnh đạo Hội.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu và theo quy định của pháp luật
Như vậy, Hội Người mù Việt Nam có 12 nhiệm vụ được giao thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?