Cá nhân muốn trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì?
Vị trí của Ban Thường vụ Hội tại Hội người mù Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 quy định:
Ban Thường vụ Hội
1. Ban Thường vụ được bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành, số lượng, cơ cấu, ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành Hội quyết định nhưng không quá 1/5 (một phần năm) tổng số ủy viên Ban Chấp hành gồm: Thường trực và các ủy viên. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ
a) Đề ra định hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết Đại hội, các nghị quyết Ban Chấp hành;
b) Chuẩn bị nội dung, triệu tập các hội nghị của Ban Chấp hành;
c) Quyết định việc cử ủy viên Ban Thường vụ tham gia Thường trực Hội theo đề cử của Chủ tịch Hội.
d) Quyết định thành lập các pháp nhân trực thuộc Hội theo Nghị quyết Ban Chấp hành và quy định của pháp luật. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các pháp nhân.
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ
a) Ban Thường vụ hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Ban Thường vụ họp thường kỳ mỗi năm ít nhất 3 (ba) lần, họp chuyên đề hoặc bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Thường vụ đề nghị;
c) Các cuộc họp trực tiếp (trực tuyến) của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp. Các nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên biểu quyết tán thành. Đối với ủy viên Ban Thường vụ không dự họp, Ban Thường vụ có thể lấy ý kiến bằng văn bản hoặc thư điện tử.
Trường hợp cần thiết giữa hai kỳ họp, Ban Thường vụ biểu quyết hoặc quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền thông qua việc lấy ý kiến của các ủy viên bằng văn bản hoặc thư điện tử; nếu số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
Như vậy, Ban Thường vụ được bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành, số lượng, cơ cấu, ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành Hội quyết định nhưng không quá 1/5 (một phần năm) tổng số ủy viên Ban Chấp hành gồm: Thường trực và các ủy viên. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
Tiếp đó, Ban Thường vụ Hội tại Hội người mù Việt Nam có nhiệm vu, quyền hạn và nguyên tắc hoạt động theo quy định nêu trên.
Cá nhân muốn trở thành Chủ tịch, phó chủ tịch Hội người mù Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì? (Hình internet)
Cá nhân muốn trở thành Chủ tịch Hội người mù Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 18 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 quy định:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
1. Chủ tịch Hội là người đại diện theo pháp luật của Hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành quy định phù hợp với quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động do Ban Thường vụ Hội ban hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước cơ quan quản lý nhà nước về Hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo, điều hành hoạt động Hội theo quy định của Điều lệ; Nghị quyết Đại hội; các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ.
c) Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp Ban Thường vụ.
d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội; Là chủ tài khoản của Hội.
đ) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền cho một Phó Chủ tịch Hội.
Từ quy định trên, cá nhân muốn trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam phải:
- Do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam. Cụ thể:
+ Tại Điều 15 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 quy định ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành Hội quyết định nhưng không quá 1/5 (một phần năm) tổng số ủy viên Ban Chấp hành.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành quy định phù hợp với quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội.
Cá nhân muốn trở thành Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ Điều 18 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) ban hành kèm Quyết định 415/QĐ-BNV năm 2023 quy định:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội
...
3. Các Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam. Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành quy định tuân thủ pháp luật và Điều lệ Hội.
Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch chỉ đạo, điều hành công tác của Hội theo sự phân công của Chủ tịch, thay mặt Chủ tịch ký các văn bản thuộc thẩm quyền được giao. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Thường vụ, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ. Phó Chủ tịch Thường trực do Ban Thường vụ quyết định theo đề cử của Chủ tịch Hội.
Như vậy, cá nhân muốn trở thành Phó Chủ tịch Hội người mù Việt Nam phải đáp ứng:
- Do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam.
- Tiêu chuẩn Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành quy định tuân thủ pháp luật và Điều lệ HộI,
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?