Phát triển hạ tầng vùng trồng Sâm Việt Nam gắn với phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi phải không?
- Phạm vi, đối tượng của chương trình phát triển Sâm Việt Nam là gì? Thời gian thực hiện của chương trình là khi nào?
- Phát triển hạ tầng vùng trồng Sâm Việt Nam gắn với phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi đúng không?
- Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Chương trình phát triển Sâm Việt Nam với những nội dung gì?
Mới đây, ngày 01/6/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Phạm vi, đối tượng của chương trình phát triển Sâm Việt Nam là gì? Thời gian thực hiện của chương trình là khi nào?
Tại Mục III Điều 1 Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2023 cho hay:
*Phạm vi
- Các địa phương có tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên phù hợp cho việc nuôi trồng, phát triển Sâm Việt Nam, gồm các tỉnh: Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Trong đó, phát triển vùng nguyên liệu Sâm Việt Nam quy mô hàng hóa tại các tỉnh: Quảng Nam, Kon Tum và Lai Châu.
*Đối tượng
- Loài Sâm Việt Nam bảo tồn, gây trồng, phát triển
+ Đối tượng bảo tồn, phát triển, chế biến, thương mại ở quy mô hàng hóa: Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv), Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fiscidiscus K.Komatsu, S.Zhu & S.Q.Cai).
+ Đối tượng bảo tồn, gây trồng, phát triển quy mô thử nghiệm: Sâm Lang Biang (Panax vietnamensis var. langbianensis N.V.Duy, V.T.Tran&L.N.Trieu) và Sâm Puxailaileng (Panax sp) ở khu vực có điều kiện tự nhiên phù hợp.
- Quỹ đất dự kiến để gây trồng, phát triển Sâm Việt Nam phục vụ mục tiêu sản xuất, kinh doanh tại Chương trình này bao gồm: gây trồng, phát triển dưới tán rừng phòng hộ, rừng sản xuất theo phương thức sản xuất lâm, nông kết hợp theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đất trồng cây nông nghiệp.
*Thời gian thực hiện
- Giai đoạn I: từ năm 2023 đến hết năm 2030.
- Giai đoạn II: đến năm 2045, được xây dựng trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn I.
Phát triển hạ tầng vùng trồng Sâm Việt Nam gắn với phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi phải không? (Hình từ Internet)
Phát triển hạ tầng vùng trồng Sâm Việt Nam gắn với phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi đúng không?
Tại tiểu mục 6 Mục IV Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2023 nhấn mạnh nhiệm vụ thứ 6 về Phát triển hạ tầng vùng trồng Sâm Việt Nam gắn với phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi.
- Đầu tư, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống Sâm Việt Nam hiện đại trên cơ sở xác định cụ thể về quy mô diện tích vùng trồng gắn với quản lý, truy xuất nguồn gốc giống.
- Đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông, điện kết nối đến các huyện, xã có vùng nguyên liệu trồng Sâm Việt Nam tập trung và các cơ sở chế biến tại các tỉnh tham gia Chương trình thông qua lồng ghép thực hiện các Chương trình và nguồn vốn đầu tư công.
- Đầu tư hạ tầng thiết yếu khác phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Sâm Việt Nam.
Như vậy, Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đặt ra nhiệm vụ thứ 06 về phát triển hạ tầng vùng trồng Sâm Việt Nam gắn với phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi gồm các nội dung thực hiện nêu trên.
Bên cạnh đó, tại nhiệm vụ thứ 02 Chương trình cũng đã yêu cầu Nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất giống Sâm Việt Nam gồm:
- Nghiên cứu, chọn, tạo giống Sâm Việt Nam, trong đó tập trung chọn, tạo giống Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu có năng suất, chất lượng cao, chống chịu với sâu, bệnh hại.
- Hình thành các cơ sở sản xuất giống hiện đại tại các địa phương trên cơ sở xác định cụ thể về quy mô diện tích vùng trồng Sâm Việt Nam phù hợp, đảm bảo hiệu quả, trong đó ưu tiên tại các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Lai Châu, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa với khả năng cung ứng cây giống cho phát triển vùng nguyên liệu bình quân khoảng 2.000 ha/năm.
- Hoàn thiện các quy trình sản xuất giống và quy trình canh tác Sâm Việt Nam phục vụ gây trồng, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát nguồn gốc giống Sâm Việt Nam đảm bảo hợp pháp theo quy định hiện hành.
Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Chương trình phát triển Sâm Việt Nam với những nội dung gì?
Tại tiểu mục 2 Mục V Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Là cơ quan thường trực Chương trình, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Chương trình có hiệu quả; rà soát, hoàn thiện, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, hướng dẫn về quy trình trồng, chăm sóc, khai thác Sâm Việt Nam bền vững trong môi trường rừng.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Dân tộc các cơ quan liên quan:
+ Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương thực hiện trồng, chăm sóc, khai thác Sâm Việt Nam dưới tán rừng;
+ Xây dựng các công trình hạ tầng vùng trồng Sâm Việt Nam, đảm bảo tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đa dạng sinh học, đất đai, xây dựng và pháp luật liên quan,
+ Không làm suy thoái tài nguyên rừng, suy giảm chức năng của rừng, không để bị lợi dụng, hợp thức hóa các sai phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng;
+ Kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Chương trình theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những nội dung vượt thẩm quyền.
- Chủ trì, phối hợp rà soát, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ về lĩnh vực giống, ứng dụng và đổi mới công nghệ, quản lý chất lượng, liên kết chuỗi giá trị, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng trồng bảo quản, chế biến Sâm Việt Nam.
- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân xây dựng chuỗi liên kết giá trị sản phẩm Sâm Việt Nam;
+ Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã trồng Sâm Việt Nam tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai, thực hiện Chương trình;
+ Hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện, sơ kết, tổng kết thực hiện Chương trình.
Xem chi tiết toàn văn Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2023 Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?