Phật lịch năm 2024 là năm thứ bao nhiêu? Phật lịch được tính như thế nào? Phật lịch khác gì với Phật đản?
Phật lịch năm 2024 là năm thứ bao nhiêu? Phật lịch được tính như thế nào?
Phật lịch là một hệ thống lịch được sử dụng trong Phật giáo, phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam.
Phật lịch thường được tính dựa trên chu kỳ mặt trăng và mặt trời. Trong nhiều nền văn hóa và quốc gia khác nhau, có các phiên bản khác nhau của phật lịch.
Phật lịch được hiểu là Phật nhập Niết Bàn khác với Phật Đản là chỉ Phật ra đời và được tính như sau:
Theo tài liệu Phật học, Phật ra đời trước Tây Lịch 624 năm, đến nay Tây lịch là năm 2024, do đó lấy 2024 cộng với 624 là ra năm kỷ niệm Đức Phật đản sinh lần thứ 2468 (2024 + 624 = 2648); Còn đối với Phật lịch, lấy năm Phật ra đời trừ đi 80 năm Phật tại thế (sống được 80 tuổi), sau đó cộng với năm Tây lịch hiện tại là tính được năm Phật lịch (624 - 80 = 544 + 2024 = 2568).
Như vậy, Phật lịch năm 2024 là năm thứ 2568.
Phật lịch là gì? Phật lịch năm 2024 là năm thứ bao nhiêu? Phật lịch được tính như thế nào? Phật lịch khác gì với Phật đản? (Hình từ Internet)
Đại lễ Phật đản Phật lịch năm 2024 được tổ chức vào thời gian nào?
Theo Thông bạch số 88/TB-HĐTS năm 2024 tải hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố thì thời gian tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch năm 2024 diễn ra từ ngày 1-4 đến 15-4-Giáp Thìn (tức 8-5 đến 22-5-2024).
Trong đó:
- Tuần lễ Phật đản năm 2024: Từ ngày mùng 8-4 đến 15-4-Giáp Thìn (tức 15-5 đến 22-5-2024);
- Chính lễ (Ngày lễ Phật đản năm 2024 chính thức): ngày 15 tháng 4 năm Giáp Thìn (tức 22-5-2024).
Chương trình Đại lễ Phật đản Phật lịch năm 2024 gồm có những hoạt động sau:
1. Ngày 8-4-Giáp Thìn (15-5-2024):
- Đúng 4 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã Kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an.
- Tổ chức tuần lễ tụng kinh Kính mừng Phật đản, kinh Chuyển Pháp luân, và các kinh cầu an…, cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình.
2. Ngày 15-4-Giáp Thìn (22-5-2024):
Đúng 4 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cử 3 hồi chuông trống Bát-nhã rước Đức Phật đản sinh.
Cử hành Đại lễ Phật đản:
- Niệm Phật cầu gia bị.
- Cử Quốc ca, Đạo ca.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự, chương trình Đại lễ.
- Dâng hoa kính mừng Phật đản.
- Tuyên đọc Thông điệp Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ GHPGVN.
- Diễn văn Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
- Phát biểu của đại diện chính quyền.
- Nghi thức tụng niệm kính mừng Phật đản.
- Nghi thức Tắm Phật.
- Hồi hướng.
- Thả chim bồ câu và bóng bay hòa bình.
- Cảm tạ của Ban Tổ chức.
Chương trình thuyết giảng, diễu hành xe hoa, sự kiện văn hóa: tại chùa, cơ sở tự viện; tổ chức các chương trình văn hóa, nghệ thuật, triển lãm chào mừng và diễu hành xe hoa (nếu có điều kiện)…
Nội dung Đại Lễ Phật đản
- Thông điệp Phật đản Phật lịch 2568 của Đức Pháp chủ GHPGVN.
- Diễn văn Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2568 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.
- Bài giảng về ý nghĩa Phật đản Phật lịch 2568 của Ban Hoằng pháp T.Ư GHPGVN.
- Các biểu ngữ được treo trong ngày Đại lễ Phật đản:
+ Kính mừng Đại lễ Phật đản - PL.2568
+ Đoàn kết hòa hợp, trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội.
+ Phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dường chư Phật.
Ban tổ chức Lễ Phật Đản phải có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của Ban Tổ chức lễ hội
...
2. Ban tổ chức lễ hội thực hiện trách nhiệm sau
a) Ban hành, phổ biến quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh, bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác; thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội;
c) Xây dựng và triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Quy định khu vực vui chơi giải trí và khu vực tổ chức các hoạt động dịch vụ, bảo đảm không lấn chiếm khuôn viên di tích; treo, đặt bảng phổ biến nội dung, biển hướng dẫn ở vị trí phù hợp, thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin của người tham gia lễ hội;
đ) Yêu cầu người cung ứng dịch vụ, hàng hóa tại khu vực lễ hội phải niêm yết công khai và bán đúng giá niêm yết; không chèo kéo và ép giá; không bày bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc; không bày bán động vật quý hiếm, các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh theo quy định của pháp luật;
e) Không bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Theo như quy định trên, ban tổ chức Lễ Phật Đản phải có những trách nhiệm như không tiến hành bán vé, thu tiền tham dự lễ hội; hướng dẫn việc đặt tiền lễ đúng nơi quy định; quản lý và sử dụng nguồn thu từ hoạt động lễ hội hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng mục đích...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?