Pháp luật quy định mức xử phạt nào dành cho tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích người khác?
Khái niệm về quyền tự do dân chủ
Tại Điều 2 Hiến pháp 2013 có quy định rằng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Một nhà nước đặt nhân dân lên hàng đầu, bảo đảm cho sự phát triển tự do tối đa của nhân dân đồng thời xây dựng và duy trì xã hội trật tự, ổn định. Vậy nên nhân dân được hoàn toàn sử dụng quyền tự do dân chủ của mình trong mọi trường hợp xảy ra xung quanh mình. Tại Điều 24 Hiến pháp 2013 và Điều 25 Hiến pháp 2013 có quy định về quyền tự do dân chủ như:
- Quyền tự do ngôn luận
- Quyền tự do báo chí
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào
- Quyền tự do hội họp
- Quyền tự do lập hội: Tự do tổ chức ra các hội nhất định nhằm phục vụ sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
- Các quyền tự do dân chủ khác như: Quyền được bầu cử, quyền ứng cử, quyển khiếu nại, tố cáo…
Các quyền tự do cơ bản trên được thực hiện theo nguyên tắc trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
Quyền tự do dân chủ
Bịa đặt, vu khống cho người khác có xem là quyền tự do dân chủ không?
Là công dân Việt Nam, ai trong chúng ta cũng có quyền tự do dân chủ. Tuy nhiên, việc sử dụng quyền tự do dân chủ phải được đảm bảo rằng không gây ảnh hưởng tới lợi ích của người khác. Nhiều trường hợp cho rằng việc mình bịa đặt, nói không đúng về một cá nhân, một tổ chức nào đó là việc mình đang sử dụng quyền tự do dân chủ của mình. Để đảm bảo việc mọi người đều có quyền tự do dân chủ nhưng không để ai bị xâm phạm lợi ích, tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vu khống, cụ thể là:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
- Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với 02 người trở lên;
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
- Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Vì động cơ đê hèn;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
- Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mức xử phạt nào dành cho tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích người khác?
Căn cứ theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân cụ thể như sau:
Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Theo quy định trên, mức xử phạt cao nhất dành cho tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phậm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân cao nhất là 07 năm tù.
Như vậy, công dân hoàn toàn có quyền sử dụng các quyền tự do dân chủ của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng quyền tự do dân chủ của mình không đúng mục đích, lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích của người khác sẽ bị pháp luật xử phạt, đảm bảo duy trì xã hội trật tự, ổn định. Mức phạt tối đa 07 năm tù là một mức hình phạt nhằm thể hiện sự công tâm của pháp luật trong việc lợi dụng quyền tự do dân chủ của mình để xâm phạm lợi ích của người khác.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về quyền tự do dân chủ. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?