Phân loại nợ phải trả khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần được quy định thế nào?

Cho hỏi quy định mới về phân loại nợ phải trả khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần là gì? - Câu hỏi của anh Hùng tại An Giang.

Quy định mới về phân loại nợ phải trả khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 111/2020/TT-BTC có quy định như sau:

Đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ
...
2. Nợ phải trả các tổ chức, cá nhân bao gồm các khoản nợ đến hạn, khoản nợ chưa đến hạn và khoản nợ quá hạn thanh toán tại thời điểm xác định giá trị.
a) Căn cứ hợp đồng, giấy báo nợ, đối chiếu nợ và các tài liệu khác (nếu có), đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thực hiện: Lập bảng kê các khoản nợ vay theo từng chủ nợ; Xác định các khoản nợ thuế, phí và khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác; Phân tích cụ thể các khoản nợ vay theo hợp đồng (vay trong nước, vay nước ngoài), vay có bảo lãnh, vay không có bảo lãnh, vay do phát hành trái phiếu, các khoản nợ phải trả trong hạn, đến hạn và đã quá hạn thanh toán, khoản nợ gốc, nợ lãi, khoản nợ phải trả nhưng không phải thanh toán.
...

Theo đó, theo quy định trên thì phân loại nợ phải trả khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phầnbao gồm các khoản nợ đến hạn, khoản nợ chưa đến hạn và khoản nợ quá hạn thanh toán tại thời điểm xác định giá trị.

Tuy nhiên, theo quy định mới nhất tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 76/2022/TT-BTC thì quy định trên đã được sửa đổi như sau:

Đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ
...
2. Nợ phải trả:
Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi phân loại nợ phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 của Chính phủ về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.

Theo đó, quy định mới này đã sửa đổi việc phân loại nợ phải trả khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo hướng dựa vào khoản 1 Điều 16 Nghị định 150/2020/NĐ-CP, cụ thể theo quy định này thì nợ phải trả được xác định là bao gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn.

Phân loại nợ phải trả khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần được quy định thế nào?

Phân loại nợ phải trả khi chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần được quy định thế nào?

Nợ phải trả nhưng không phải thanh toán của đơn vị sự nghiệp công lập khi chuyển thành công ty cổ phần bao gồm những gì?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 111/2020/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 76/2022/TT-BTC) có quy định nợ phải trả nhưng không phải thanh toán của đơn vị sự nghiệp công lập khi chuyển thành công ty cổ phần bao gồm:

- Các khoản nợ mà chủ nợ của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi khi thực hiện đối chiếu xác nhận nợ thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Nợ của các doanh nghiệp đã giải thể hoặc phá sản nhưng không xác định được cơ quan hoặc cá nhân thừa kế nợ theo phương án giải thể, phá sản đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định;

+ Nợ của các cá nhân đã chết nhưng không xác định được người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế;

+ Nợ của các chủ nợ khác đã quá hạn nhưng chủ nợ không đến đối chiếu, xác nhận. Trong trường hợp này, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi phải có văn bản thông báo gửi trực tiếp đến chủ nợ đồng thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm xác định giá trị ít nhất 10 ngày làm việc.

- Các khoản kinh phí Ngân sách nhà nước cấp;

- Các khoản viện trợ, vay nợ nước ngoài không hoàn lại;

- Các khoản phí được để lại chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

- Phần kinh phí của Quỹ đặc thù, Quỹ khác hình thành từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hoặc chênh lệch thu chi của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi;

- Các khoản nợ không phải thanh toán khác.

Căn cứ để đối chiếu, xác nhận nợ phải trả của đơn vị sự nghiệp công lập khi chuyển thành công ty cổ phần là gì?

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 111/2020/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 76/2022/TT-BTC) có quy định như sau:

Đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ
...
2. Nợ phải trả:
Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi phân loại nợ phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 của Chính phủ về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
a) Căn cứ hợp đồng, giấy báo nợ, đối chiếu nợ và các tài liệu khác (nếu có), đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thực hiện: Lập bảng kê các khoản nợ vay theo từng chủ nợ; Xác định các khoản nợ thuế, phí và khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác; Phân tích cụ thể các khoản nợ vay theo hợp đồng (vay trong nước, vay nước ngoài), vay có bảo lãnh, vay không có bảo lãnh, vay do phát hành trái phiếu; các khoản nợ phải trả đến hạn thanh toán và chưa đến hạn thanh toán, khoản nợ gốc, nợ lãi, khoản nợ phải trả nhưng không phải thanh toán.

Theo đó, căn cứ để đối chiếu, xác nhận nợ phải trả của đơn vị sự nghiệp công lập khi chuyển thành công ty cổ phần là hợp đồng, giấy báo nợ, đối chiếu nợ và các tài liệu khác (nếu có), đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thực hiện.

Dựa trên những căn cứ này mà đơn vị sự nghiệp chuyển đổi thực hiện lập bảng kê các khoản nợ vay theo từng chủ nợ; Xác định các khoản nợ thuế, phí và khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác; Phân tích cụ thể các khoản nợ vay theo hợp đồng (vay trong nước, vay nước ngoài), vay có bảo lãnh, vay không có bảo lãnh, vay do phát hành trái phiếu; các khoản nợ phải trả đến hạn thanh toán và chưa đến hạn thanh toán, khoản nợ gốc, nợ lãi, khoản nợ phải trả nhưng không phải thanh toán.

Thông tư 76/2022/TT-BTC có hiệu lực ngày 06/02/2023.

Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần lập bảng chuyển đổi số liệu nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập có được kiêm nhiệm chức vụ kế toán của đơn vị đó không?
Pháp luật
Mẫu phiếu lấy ý kiến giới thiệu nhân sự bổ nhiệm các chức vụ quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập Bộ Y tế mới nhất ra sao?
Pháp luật
Thông tư 06/2024/TT-BYT quy định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế thế nào? Khi nào có hiệu lực thi hành văn bản?
Pháp luật
Căn cứ xác định số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực xây dựng là gì?
Pháp luật
Gói thầu mua sắm thường xuyên các thiết bị điện tử của đơn vị sự nghiệp công lập có thuộc đối tượng áp dụng theo Thông tư 58/2016/TT-BTC không?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập chia nhỏ gói thầu mua sắm thường xuyên thì có vi phạm pháp luật hay không?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn có được tự mình tuyển dụng viên chức không? Nếu được thì sẽ căn cứ vào đâu để tuyển dụng viên chức?
Pháp luật
Nghị quyết 38/NQ-CP yêu cầu cắt giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết 19-NQ/TW như thế nào?
Pháp luật
Phí, lệ phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện có phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị sự nghiệp công lập
1,370 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị sự nghiệp công lập
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào