Phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được xác định dựa trên nguyên tắc và tiêu chí nào?
- Mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được phân loại theo nguyên tắc nào?
- Việc phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan phải dựa trên những tiêu chí gì từ 15/3/2024?
- Việc phân loại mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan phải dựa trên tiêu chí gì từ 15/3/2024?
Mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được phân loại theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định nguyên tắc phân loại mức độ rủi ro như sau:
- Mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được phân loại trên cơ sở mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan và các yếu tố liên quan quy định tại Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP như sau:
+ Việc phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
+ Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan hải quan xem xét các yếu tố liên quan, gồm:
++ Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
++ Tính chất, đặc điểm của hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
++ Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;
++ Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
++ Tuyến đường, phương thức vận chuyển hàng hóa, hành lý;
++ Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
+ Cơ quan hải quan thực hiện đánh giá phân loại rủi ro đối với người khai hải quan, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các mức độ khác nhau để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, thanh tra phù hợp.
- Trong trường hợp các yếu tố liên quan quy định tại Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP giống nhau, người khai hải quan có mức độ tuân thủ pháp luật cao hơn sẽ được phân loại mức độ rủi ro thấp hơn và ngược lại;
- Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin quản lý rủi ro để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu theo tiêu chí tại Điều 15 và 17 Thông tư 81/2019/TT-BTC phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Như vậy, mức độ rủi ro được phân loại trên cơ sở mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan và các yếu tố liên quan tại Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Trường hợp các yếu tố liên quan này giống nhau thì người khai hải quan có mức độ tuân thủ pháp luật cao hơn sẽ được phân loại mức độ rủi ro thấp hơn và ngược lại, người khai hải quan có mức độ tuân thủ pháp luật thấp hơn sẽ được phân loại mức độ rủi ro cao hơn.
Phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được xác định dựa trên nguyên tắc và tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Việc phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan phải dựa trên những tiêu chí gì từ 15/3/2024?
Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 81/2019/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BTC quy định mức độ rủi ro người khai hải quan từ Hạng 2 đến Hạng 6 được phân loại theo quy định tại Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và quy định sau:
- Mức độ tuân thủ của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi quy định tại Điều 10 Thông tư 81/2019/TT-BTC.
- Thời gian thành lập; trụ sở hoạt động; quy mô nhà xưởng; số lượng nhân viên; loại hình doanh nghiệp; thông tin về chủ doanh nghiệp; vốn; tham gia thị trường chứng khoán; chứng chỉ phù hợp Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001.
- Thời gian, tần suất hoạt động, tuyến đường; hàng hóa, loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; kim ngạch hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tổng số thuế đã nộp; doanh thu, lợi nhuận;
Kết quả thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan, điều tra, thanh tra của cơ quan hải quan, cơ quan thuế và các cơ quan khác liên quan;
Kết quả kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với các thông tin liên quan đến điều kiện thành lập, công nhận doanh nghiệp cảng, kho, bãi;
Kết quả kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi trong trong việc thực hiện quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
- Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm và việc chấp hành pháp luật hải quan, pháp luật về quản lý thuế và chấp hành pháp luật thuế; chấp hành pháp luật bưu chính, vận tải, thương mại, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và pháp luật khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Lịch sử vi phạm liên quan đến chủ hàng hóa, người gửi hàng, người nhận hàng.
- Mục tiêu, yêu cầu quản lý hải quan trong từng thời kỳ.
- Dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật quản lý thuế và pháp luật thuế.
- Hợp tác với cơ quan hải quan trong việc cung cấp thông tin doanh nghiệp.
Việc phân loại mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan phải dựa trên tiêu chí gì từ 15/3/2024?
Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 81/2019/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BTC quy định rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được phân loại dựa trên các yếu tố quy định tại Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP như sau:
- Mức độ tuân thủ, mức độ rủi ro người khai hải quan tại Điều 10 và 14 Thông tư 81/2019/TT-BTC.
- Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
- Lịch sử vi phạm liên quan đến:
+ Chủ hàng hóa, người gửi hàng, người nhận hàng, địa chỉ gửi hàng;
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
+ Chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
+ Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Tính chất, đặc điểm, xuất xứ, tuyến đường, phương thức vận chuyển của:
+ Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
+ Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
+ Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Người khai hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh là đối tượng quản lý theo Kế hoạch kiểm soát rủi ro, Chuyên đề kiểm soát rủi ro, Hồ sơ rủi ro.
- Mục tiêu, yêu cầu quản lý hải quan trong từng thời kỳ.
- Kết quả thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Thông tin nghiệp vụ, cảnh báo rủi ro về đối tượng, phương thức, thủ đoạn buôn lậu, trốn thuế, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong từng thời kỳ.
- Kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Việc đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi được thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư 81/2019/TT-BTC.
- Dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.
- Lựa chọn ngẫu nhiên theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.
- Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Như vậy, việc phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan đã được cụ thể hóa theo quy định mới.
Tuy nhiên, hiện nay việc phân loại mức độ rủi ro trên vẫn thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 17 Thông tư 81/2019/TT-BTC. Việc phân loại mức độ rủi ro theo quy định mới sẽ được áp dụng từ ngày 15/3/2024 khi Thông tư 06/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?