Phân biệt đặt cọc, ký cược và ký quỹ? Bên đặt cọc, ký cược, ký quỹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Phân biệt đặt cọc, ký cược và ký quỹ? Các bên trong đặt cọc, ký cược, ký quỹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Thắc mắc của bạn H.Q ở Sa Đéc.

Phân biệt đặt cọc, ký cược và ký quỹ?

Dưới đây là các tiêu chí phân biệt đặt cọc, ký cược và ký quỹ:

Tiêu chí phân biệt

Đặt cọc

Ký cược

Ký quỹ

Khái niệm

Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

(Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015)

Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

(Điều 329 Bộ luật Dân sự 2015)

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

(Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015)

Mục đích

Bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

Bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Tài sản bảo đảm

Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.

Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.

Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá.

Chủ thể

- Bên đặt cọc

- Bên nhận đặt cọc

- Bên thuê tài sản

- Bên cho thuê tài sản

- Bên ký quỹ

- Tổ chức tín dụng nhận ký quỹ

- Bên có quyền

Hậu quả pháp lý

- Hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;

- Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;

- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê;

- Nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

Bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.

Phân biệt đặt cọc, ký cược và ký quỹ? Các bên trong đặt cọc, ký cược, ký quỹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào? (Hình từ internet)

Bên nhận đặt cọc, ký cược có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, quy định bên nhận đặt cọc, ký cược có các quyền và nghĩa vụ như sau:

- Bên đặt cọc, bên ký cược có quyền, nghĩa vụ:

+ Yêu cầu bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;

+ Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc, tài sản ký cược hoặc đưa tài sản đặt cọc, tài sản ký cược tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược đồng ý;

+ Thanh toán cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược.

Chi phí hợp lý quy định tại điểm này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

+ Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược được sở hữu tài sản đặt cọc, tài sản ký cược quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

- Bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược có quyền, nghĩa vụ:

+ Yêu cầu bên đặt cọc, bên ký cược chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược;

+ Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng; sở hữu tài sản ký cược trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại cho bên nhận ký cược;

+ Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược;

+ Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc, bên ký cược;

+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Các bên trong ký quỹ có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định các bên trong ký quỹ có các quyền và nghĩa vụ như sau:

- Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:

+ Hưởng phí dịch vụ;

+ Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;

+ Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;

+ Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;

+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

- Bên ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:

+ Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền;

+ Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;

+ Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý;

+ Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;

+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

- Bên có quyền trong ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:

+ Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;

+ Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền tại điểm a khoản này;

+ Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.

Bên đặt cọc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phân biệt đặt cọc, ký cược và ký quỹ? Bên đặt cọc, ký cược, ký quỹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bên đặt cọc
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
6,424 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bên đặt cọc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bên đặt cọc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào