Nội dung, ý nghĩa quy luật phủ định của phủ định? Ví dụ quy luật phủ định của phủ định? Học môn Mác Lênin bao nhiêu tín chỉ?

Nội dung, ý nghĩa quy luật phủ định của phủ định? Ví dụ quy luật phủ định của phủ định? Học môn Mác Lênin bao nhiêu tín chỉ?

Nội dung, ý nghĩa quy luật phủ định của phủ định?

Quy luật phủ định của phủ định là một trong những quy luật cơ bản trong triết học, giúp giải thích quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Quy luật phủ định của phủ định cho rằng sự phát triển không diễn ra theo đường thẳng mà theo vòng xoáy, bao gồm các bước tiến và sự lặp lại ở mức cao hơn.

Quy luật phủ định của phủ định nghiên cứu về khuynh hướng tất yếu của sự phát triển.

(1) Phủ định biện chứng

(i) Phủ định là gì?

- Phủ định hiểu theo nghĩa chung nhất là sự thay thế, chuyển hóa giữa các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan nói chung. Xét về hình thức sự phủ định ở trong hiện thực khách quan thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng phép biện chứng duy vật không có ý nói đến bất kỳ sự phủ định nào, mà chỉ chỉ nói đến sự phủ định làm tiền đề tạo điều kiện cho sự phát triển, cho sự xuất hiện của cái mới. Tuy nhiên, về cơ bản sự phủ định trong hiện thực khách quan vẫn có thể chia theo hai hình thức chính:

- Phủ định mang tính chất tự phát, ngẫu nhiên hoặc do những nguyên nhân bên ngoài dẫn đến sự chuyển hóa - sự xuất hiện cái mới.

Ví dụ như: nghiền nát một hạt thóc, xéo chết một con sâu, tác hại của thiên nhiên đối với con nguời và sinh vật nói chung v.v...

Đó là sự phủ định do sự tác động ngẫu nhiên chứ không do nguyên nhân bên trong, việc giải quyết những mâu thuẫn bên trong các sự vật, hiện tượng và nó không bao hàm sự kế thừa, không có yếu tố của sự phát triển.

(ii) Phủ định biện chứng

- Phủ định biện chứng là sự phủ định do việc giải quyết những mâu thuẫn bên trong các sự vật và hiện tượng làm xuất hiện cái mới, trong đó yếu tố kế thừa làm tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại và phát triển cho cái mới. Ví dụ: Sự thay đổi, chuyển hóa giữa các hình thức phản ánh của vật chất theo một quá trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp như: từ phản ánh vô cơ - hữu cơ - từ phản ánh tâm lý ở động vật đến sự xuất hiện ý thức con người. Phủ định biện chứng có hai đặc điểm:

+ Sự xuất hiện cái mới trong phủ định biện chứng đều là kết quả của quá trình giải quyết những mâu thuẫn bên trong các sự vật và hiện tượng theo những quy luật khách quan vốn có của nó. Vì vậy, nó có tính khách quan.

Ví dụ: Sự xuất hiện các học thuyết khoa học ngày càng phát triển cao hơn, đều là kết quả của quá trình phủ định trong sự hoàn thiện khả năng nhận thức của con người.

+ Sự xuất hiện cái mới trong phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, đoạn tuyệt với cái cũ, mà là cái mới xuất hiện trên cơ sở cái cũ, bao hàm tính kế thừa với cái cũ. Yếu tố kế thừa của cái mới đối với cái cũ, không phải là sự kế thừa tất cả nguyên vẹn, mà chỉ kế thừa những mặt tích cực nhất của cái cũ và nó cũng đã thay đổi cho phù hợp với cái mới. Mặt khác, tính kế thừa bao giờ cũng làm tiền đề, tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của cái mới. Bởi vì, xét về thực chất phát triển là sự biến đổi mà giai đoạn sau còn bảo tồn tất cả những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước.

Đối lập với phép biện chứng những người theo quan điểm siêu hình coi phủ định chỉ là sự thay đổi đơn giản, hoặc phủ định hoàn toàn loại bỏ cái cũ, không có tác dụng gì trong quá trình hình thành cái mới (phủ định sạch trơn). Mặt khác khi cần thấy kế thừa thì nó lại kế thừa cả những mặt tiêu cực của cái cũ. Điều đó, dẫn đến tính chất máy móc, đơn giản, phiến diện khi phân tích về sự phủ định.

(2) Bản chất phủ định của phủ định

Trong sự vận động và phát triển mang tính chất vô tận của thế giới, đều thông qua phủ định biện chứng, cái mới phủ định cái cũ và cái mới này lại bị cái mới sau phủ định. Sự vật cũng vận động thông qua những lần phủ định như thế, tạo ra một khuynh hướng phát triển từ thấp đến cao theo đường xoáy ốc.

Đường xoáy ốc được thể hiện tính chất biện chứng của sự phát triển như: Tính kế thừa, tính lặp lại, tính phát triển, mỗi vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao.

Trong các sự vật luôn bao gồm hai mặt, mặt khẳng định và mặt phủ định. Hai mặt này vừa thể hiện khẳng định sự tồn tại, nhưng đồng thời lại bao hàm khả năng sự biến đổi và chuyển hóa. Từ khẳng định đến phủ định và phủ định cái phủ định, đó là quá trình xuất hiện cái mới dường như quay lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Thực chất của quá trình này là phủ định cái phủ định có tính chu kỳ nằm trong quá trình sự vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng. Để chứng minh cho quan điểm trên, lấy một số ví dụ minh họa.

Như vậy, phủ định của phủ định là sự phủ định lần thứ nhất tạo ra mặt đối lập của cái ban đầu, sự phủ định lần thứ hai (hoặc nhiều hơn) lại tái hiện lại những đặc điểm cơ bản của cái ban đầu nhưng cao và hoàn thiện hơn cái ban đầu. Đó là quá trình phủ định của phủ định, nó xuất hiện với tính cách là tổng hợp tất cả các yếu tố tích cực đã được phát triển từ trước thông qua những chu kỳ vận động nhất định của hiện thực khách quan nói chung. Sự phát triển của sự vật, thông qua nhiều lần phủ định biện chứng, tạo thành khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng từ thấp đến cao một cách vô tận theo đuờng xoáy ốc.

Khi nghiên cứu quy luật phủ định của phủ định, chúng ta hiểu rõ hơn về cách mà mỗi sự vật có thể phát triển thông qua việc tự phủ định, chuyển hóa thành cái mới. Quy luật phủ định của phủ định còn mang ý nghĩa phương pháp luận quan trọng, giúp con người không ngừng cải tiến, đổi mới, hoàn thiện bản thân và xã hội. Việc nắm vững quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta có cái nhìn biện chứng về quá trình phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Nội dung, ý nghĩa quy luật phủ định của phủ định? Ví dụ quy luật phủ định của phủ định? Học môn Mác Lênin bao nhiêu tín chỉ?

Nội dung, ý nghĩa quy luật phủ định của phủ định? Ví dụ quy luật phủ định của phủ định? Học môn Mác Lênin bao nhiêu tín chỉ? (Hình ảnh Internet)

Ví dụ quy luật phủ định của phủ định?

Quy luật phủ định của phủ định là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, mô tả quá trình phát triển thông qua các giai đoạn phủ định lẫn nhau, dẫn đến sự phát triển mới cao hơn. Dưới đây là một số ví dụ minh họa:

- Trong tự nhiên

+ Quá trình phát triển của cây lúa:

+ Hạt thóc: Ban đầu là một hạt thóc (sự khẳng định ban đầu).

+ Cây lúa: Hạt thóc nảy mầm và phát triển thành cây lúa (phủ định lần 1).

+ Nhiều hạt thóc: Cây lúa trưởng thành và tạo ra nhiều hạt thóc mới (phủ định lần 2), từ đó quá trình tiếp tục lặp lại-.

- Trong xã hội

+ Sự phát triển của xã hội loài người:

+ Xã hội nguyên thủy: Ban đầu là xã hội nguyên thủy (sự khẳng định ban đầu).

+ Xã hội phong kiến: Xã hội nguyên thủy bị phủ định bởi xã hội phong kiến (phủ định lần 1).

+ Xã hội tư bản: Xã hội phong kiến bị phủ định bởi xã hội tư bản (phủ định lần 2), và quá trình tiếp tục với sự phát triển của xã hội hiện đại.

- Trong tư duy

+ Quá trình học tập và phát triển kiến thức:

+ Kiến thức cơ bản: Ban đầu là kiến thức cơ bản mà học sinh học được (sự khẳng định ban đầu).

+ Kiến thức nâng cao: Kiến thức cơ bản được phủ định và thay thế bằng kiến thức nâng cao hơn khi học sinh tiến bộ (phủ định lần 1).

+ Kiến thức chuyên sâu: Kiến thức nâng cao tiếp tục được phủ định và thay thế bằng kiến thức chuyên sâu khi học sinh học lên các cấp độ cao hơn (phủ định lần 2).

Những ví dụ này cho thấy rằng quá trình phát triển luôn diễn ra thông qua các giai đoạn phủ định lẫn nhau, dẫn đến sự phát triển mới cao hơn và phức tạp hơn.

*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Học môn Mác Lênin bao nhiêu tín chỉ?

Căn cứ tại Mục 2 Chương trình môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin ban hành kèm theo Quyết định 52/2008/QĐ-BGDĐT quy định về thời lượng của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin như sau:

Thời lượng: 5 tín chỉ (phần 1: 2 tín chỉ; phần 2 và 3: 3 tín chỉ).

- Nghe giảng: 70%

- Thảo luận: 30%

Như vậy, học môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin có 5 tín chỉ (phần 1: 2 tín chỉ; phần 2 và 3: 3 tín chỉ).

Triết học mác lênin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nội dung, ý nghĩa quy luật phủ định của phủ định? Ví dụ quy luật phủ định của phủ định? Học môn Mác Lênin bao nhiêu tín chỉ?
Pháp luật
Khái niệm phạm trù cái chung và cái riêng? Ví dụ cái chung, cái riêng? Ý nghĩa phương pháp luận cái chung, cái riêng? Thời lượng môn học Mác Lênin?
Pháp luật
Khái niệm cặp phạm trù nội dung và hình thức? Ví dụ về phạm trù nội dung và hình thức? Tài liệu học tập môn Mác-Lênin gồm những gì?
Pháp luật
Khái niệm cặp phạm trù nguyên nhân kết quả? Ví dụ về phạm trù nguyên nhân kết quả trong triết học? Mục tiêu của môn học Mác Lenin là gì?
Pháp luật
Tóm tắt các giai đoạn phát triển cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học? Công nhận tốt nghiệp cho sinh viên thế nào?
Pháp luật
Thế giới quan là gì? Ví dụ về thế giới quan? Vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của triết học?
Pháp luật
Quan điểm toàn diện là gì? Cơ sở lý luận về quan điểm toàn diện? Ví dụ chứng minh quan điểm toàn diện?
Pháp luật
Quan điểm lịch sử cụ thể là gì? Cơ sở lý luận về quan điểm lịch sử cụ thể? Ví dụ chứng minh quan điểm lịch sử cụ thể?
Pháp luật
Vật chất quyết định ý thức là gì? Ví dụ về vật chất quyết định ý thức cụ thế? Ví dụ ý thức tác động trở lại vật chất?
Pháp luật
Phân tích kết cấu của ý thức trong phạm trù triết học chi tiết? Mục tiêu của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Triết học mác lênin
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
92 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Triết học mác lênin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Triết học mác lênin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào