Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm có những gì?
- Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khu vực phía bắc như thế nào?
- Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khu vực miền Trung - Tây Nguyên như thế nào?
- Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khu vực phía Nam như thế nào?
Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khu vực phía bắc như thế nào?
Tại tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Quyết định 979/QĐ-TTg năm 2023, nội dung quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khu vực phía bắc được quy định như sau:
- Hành lang vận tải Hà Nội - Hải Phòng:
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 2,14 triệu TEU/năm đến 3,17 triệu TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến 2030 khoảng từ 223 ha đến 331 ha.
- Hành lang vận tải Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 460 nghìn TEU/năm đến 580 nghìn TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến 2030 khoảng từ 46 ha đến 58 ha.
- Hành lang vận tải Cao Bằng - Hà Nội - Hải Phòng
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 200 nghìn TEU/năm đến 250 nghìn TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 20 ha đến 25 ha.
- Hành lang vận tải Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 585 nghìn TEU/năm đến 900 nghìn TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến 2030 khoảng từ 60 ha đến 95 ha.
- Hành lang vận tải ven biển phía Bắc (QL 1 và QL10)
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 913 nghìn TEU/năm đến 1.313 nghìn TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm khoảng từ 91 ha đến 131 ha.
- Hành lang vận tải Điện Biên - Hà Nội - Hải Phòng
+ Do lưu lượng trên hành lang này đến năm 2030 còn thấp nên chưa quy hoạch cảng cạn.
Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm có những gì? (Hình từ internet)
Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khu vực miền Trung - Tây Nguyên như thế nào?
Tại tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 979/QĐ-TTg năm 2023, nội dung quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khu vực miền Trung - Tây Nguyên được quy định như sau:
- Hành lang vận tải quốc lộ 8:
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 200 nghìn TEU/năm đến 250 nghìn TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 20 ha đến 25 ha.
- Hành lang vận tải quốc lộ 12A
+ Phạm vi quy hoạch gồm tỉnh Quảng Bình.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng 50 nghìn TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm đến 2030 khoảng 5 ha.
- Hành lang vận tải quốc lộ 9
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 100 nghìn TEU/năm đến 200 nghìn TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm đến 2030 khoảng từ 10 ha đến 20ha.
- Khu vực kinh tế Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 210 nghìn TEU/năm đến 350 nghìn TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến 2030 khoảng từ 21 ha đến 35 ha.
- Hành lang vận tải quốc lộ 19
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 200 nghìn TEU/năm đến 330 nghìn TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến 2030 khoảng từ 20 ha đến 33 ha.
- Hành lang vận tải quốc lộ 29
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Phú Yên, Đắk Lắk, Khánh Hòa.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang đến năm 2030 khoảng từ 150 nghìn TEU/năm đến 220 nghìn TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 15 ha đến 22 ha.
Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khu vực phía Nam như thế nào?
Tại tiểu mục 3 Mục II Điều 1 Quyết định 979/QĐ-TTg năm 2023, nội dung quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khu vực miền Trung - Tây Nguyên được quy định như sau:
- Khu vực kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (trong vành đai 4):
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 3,2 triệu TEU/năm đến 4,24 triệu TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 309 ha đến 400 ha.
- Hành lang vận tải Đắk Nông - Bình Phước - Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Nông.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 1,86 triệu TEU/năm đến 2,65 triệu TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 186 ha đến 265 ha.
- Hành lang vận tải Tây Ninh - Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 350 nghìn TEU/năm đến 600 nghìn TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 35 ha đến 60 ha.
- Hành lang vận tải Cà Mau - Cần Thơ - Thành phố Hồ Chí Minh:
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 530 nghìn TEU/năm đến 780 nghìn TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 53 ha đến 78 ha.
- Hành lang vận tải Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu:
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 530 nghìn TEU/năm đến 750 nghìn TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 53 ha đến 75 ha.
- Hành lang vận tải quốc lộ 1
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Ninh Thuận - Bình Thuận - Đồng Nai - Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 260 nghìn TEU/năm đến 390 nghìn TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 26 ha đến 39 ha.
- Hành lang vận tải quốc lộ 20
+ Phạm vi quy hoạch gồm các tỉnh và thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng.
+ Năng lực thông qua cảng cạn trên hành lang: đến năm 2030 khoảng từ 50 nghìn TEU/năm đến 100 nghìn TEU/năm.
+ Tổng diện tích quy hoạch cảng cạn: đến năm 2030 khoảng từ 5 ha đến 10 ha.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?