Nội dung của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số từ ngày 10/4/2025 theo Nghị định 23 như thế nào?
Nội dung của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số từ ngày 10/4/2025 theo Nghị định 23 như thế nào?
Thông tin về nội dung của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số từ ngày 10/4/2025 theo Nghị định 23 dưới đây:
(1) Nội dung của chứng thư chữ ký điện tử
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về nội dung của chứng thư chữ ký điện tử như sau:
Nội dung chứng thư chữ ký điện tử bao gồm:
- Thông tin về cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử.
- Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử, bao gồm tên cơ quan, tổ chức, cá nhân; mã/số định danh của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc danh tính điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử và các thông tin cần thiết khác (nếu có).
- Số hiệu của chứng thư chữ ký điện tử.
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử.
- Dữ liệu để kiểm tra chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử.
- Chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử.
- Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký điện tử.
- Trách nhiệm pháp lý của cơ quan, tổ chức cấp chứng thư chữ ký điện tử.
(2) Nội dung của chứng thư chữ ký số
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về nội dung của chứng thư chữ ký số như sau:
- Nội dung chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia bao gồm:
+ Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
+ Số hiệu chứng thư chữ ký số;
+ Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số;
+ Khóa công khai của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
+ Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
+ Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số;
+ Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
+ Thuật toán khóa không đối xứng.
- Nội dung chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy tương ứng với từng loại dịch vụ bao gồm:
+ Tên của tổ chức cấp chứng thư chữ ký số;
+ Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy;
+ Số hiệu chứng thư chữ ký số;
+ Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số;
+ Khóa công khai của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy;
+ Chữ ký số của tổ chức cấp chứng thư chữ ký số;
+ Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số;
+ Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy;
+ Thuật toán khóa không đối xứng.
- Nội dung của chứng thư chữ ký số công cộng bao gồm:
+Tên của tổ chức phát hành chứng thư chữ ký số;
+ Tên của thuê bao;
+ Số hiệu chứng thư chữ ký số;
+ Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số;
+ Khóa công khai của thuê bao;
+ Chữ ký số của tổ chức phát hành chứng thư chữ ký số;
+ Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký số;
+ Trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
+ Thuật toán khóa không đối xứng.
Nội dung của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số từ ngày 10/4/2025 theo Nghị định 23 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số trong bao lâu?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số như sau:
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là 25 năm.
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy:
+ Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ cấp dấu thời gian có hiệu lực tối đa là 05 năm;
+ Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu có hiệu lực tối đa là 05 năm;
+ Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có hiệu lực tối đa là 10 năm.
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số công cộng tối đa là 03 năm.
- Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng trong trường hợp chữ ký điện tử chuyên dùng được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng là 10 năm.
Nghĩa vụ của người nhận khi nhận thông điệp dữ liệu được ký số như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của người nhận khi nhận thông điệp dữ liệu được ký số như sau:
(1) Trước khi chấp nhận chữ ký số của người ký số, người nhận phải kiểm tra các thông tin sau:
- Trạng thái chứng thư chữ ký số, phạm vi sử dụng, giới hạn trách nhiệm và các thông tin trên chứng thư chữ ký số của người ký phải bảo đảm được định danh theo quy định pháp luật về định danh và xác thực điện tử;
- Chữ ký số phải được tạo bởi khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trên chứng thư chữ ký số của người ký;
- Đối với chữ ký số được tạo ra bởi chứng thư chữ ký số nước ngoài được công nhận tại Việt Nam, người nhận phải kiểm tra hiệu lực chứng thư chữ ký số trên cả hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia và hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử của tổ chức nước ngoài.
(2) Người nhận phải thực hiện quy trình kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số như sau:
- Kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số tại thời điểm thực hiện ký số, phạm vi sử dụng, giới hạn trách nhiệm và các thông tin trên chứng thư chữ ký số đó theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này trên hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức tạo lập cấp, phát hành chứng thư chữ ký số đó;
- Trong trường hợp người ký số sử dụng chứng thư chữ ký số công cộng do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp: kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số công cộng của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng đã phát hành chứng thư chữ ký số công cộng đó tại thời điểm thực hiện ký số trên hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia;
- Chữ ký số trên thông điệp dữ liệu chỉ có hiệu lực khi kết quả kiểm tra tại các điểm a và điểm b khoản này đồng thời có hiệu lực.
(3) Người nhận chịu trách nhiệm về việc chấp nhận chứng thư chữ ký số trong các trường hợp sau:
- Không tuân thủ các quy định tại (1) và (2);
- Đã biết hoặc được thông báo về tình trạng tạm dừng, thu hồi, hết hạn chứng thư chữ ký số của thuê bao.
(4) Sử dụng phần mềm kiểm tra chữ ký số đáp ứng yêu cầu tại Điều 17 Nghị định 23/2025/NĐ-CP.
Lưu ý: Nghị định 23/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/4/2025.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn phòng Chính phủ tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Chính phủ đối với những công việc nào? Công chức Văn phòng Chính phủ phải đảm bảo điều kiện gì?
- Hướng dẫn đăng ký tuyển sinh đầu cấp 2025 tại TPHCM? Tuyển sinh đầu cấp hcm edu vn đăng nhập chi tiết?
- 02 Mẫu biên bản làm việc dành cho khách hàng mới nhất? Tải về? Lưu ý khi viết biên bản Biên bản làm việc?
- 20 Câu đố vui về ngày Giải phóng miền Nam 30 4 (Có đáp án)? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 30 4?
- Người lao động đi làm thêm giờ vào dịp lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 được hưởng mức lương như thế nào?