Nợ xấu có mua nhà trả góp được không? Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng thế nào và những lưu ý để phòng tránh nợ xấu?
Thế nào là nợ xấu?
Đối với khái niệm hiểu thông thường thì nợ xấu được hiểu là các khoản nơ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng vay tín dụng.
Khoảng thời gian được xem là nợ xấu là quá hạn thanh toán trên 90 ngày.
Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.
Nợ xấu có mua nhà trả góp được không?
Để có thể được xét mua nhà trả góp ở Việt Nam thì cần đáp ứng những quy định như sau:
- Công dân Việt Nam sinh sống và làm việc tại Việt Nam
- Tuổi từ 18 trở lên và không quá 65 tuổi (đối với quy định về độ tuổi thì tùy vào từng ngân hàng sẽ có độ tuổi quy định khác nhau)
- Chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng (trường hợp đã lập gia đình thì sẽ chứng minh nguồn thu nhập của cả 02 vợ chồng) bằng các hồ sơ tương ứng với thu nhập như (lương, hộ kinh doanh, bất động sản cho thuê...)
- Trường hợp vay trả góp căn hộ thì căn hộ thế chấp phải thuộc ngân hàng có liên kết hoặc hợp tác với chủ đầu tư dự án
- Người mua cần có ít nhất 30% giá trị bất động sản (tùy theo dự án quy định)
- Lịch sử tín dụng (CIC) trong vòng 12 tháng gần nhất không phát sinh nợ xấu nhóm 2 và 5 năm gần nhất không phát sinh nợ xấu nhóm 3,4,5.
Như vậy, khi bạn phát sinh nợ xấu trong 06 tháng thì việc mua nhà trả góp sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mua nhà trả góp khi có phát sinh nợ xấu trong những trường hợp sau đây:
- Những khoản nợ với số tiền nhỏ như dưới 50 triệu thì có thể xem xét cho vay mua nhà
- Có đơn xác nhận của ngân hàng cho vay là do lỗi nhân viên, lỗi hệ thống,…
- Đã thanh toán hết số tiền nợ xấu trước khi làm hồ sơ vay mua nhà đất
Nợ xấu có mua nhà trả góp được không? Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng thế nào và những lưu ý để phòng tránh nợ xấu?
Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng như thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:
- Nhóm 1 - nợ đủ tiêu chuẩn
- Nhóm 2 - nợ cần chú ý
- Nhóm 3 - nợ dưới tiêu chuẩn
- Nhóm 4 - nợ nghi ngờ
- Nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn
Những khách hàng nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác.
Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 03 - 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.
Chính vì vậy khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.
Trường hợp nào thì cá nhân được xóa nợ xấu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định rằng ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán.
Theo đó, khi có khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán thì không cần lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình.
Đối với trường hợp các khoản vay trên 10 triệu: Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng.
Làm cách nào để có thể phòng tránh được nợ xấu?
Cá nhân khi muốn phòng tránh nợ xấu thì có thể tham khảo những ý kiến dưới đây:
- Tự đánh giá lại năng lực trả nợ của bản thân, đồng thời lên kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán tiền vay để tránh gặp phải những biến cố bất ngờ có thể xảy ra.
- Sử dụng tiền vốn vay được một cách hợp lý để giúp cho việc thanh toán nợ được nhanh chóng.
- Có ý thức về thời gian phải thanh toán nợ, trả nợ đúng hạn theo quy định
- Trong trường hợp bất khả kháng vì một lý do nào đó mà không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng cam kết thì hãy sớm liên hệ ngay với nhân viên ngân hàng để trao đổi và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?