Nổ súng tấn công trụ sở công an là tội bạo loạn hay tội khủng bố nhằm chống chính quyền? Trách nhiệm hình sự như thế nào?
Thế nào là tội bạo loạn?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Tội bạo loạn
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Theo pháp luật hình sự thì Tội bạo loạn là người hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân.
Đồng thời người phạm tội bạo loạn bị xử lý như sau:
- Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
- Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Nổ súng tấn công trụ sở công an là tội bạo loạn hay tội khủng bố nhằm chống chính quyền? Trách nhiệm hình sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Thế nào là tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân?
Căn cứ theo giải thích tại Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố 2013, khủng bố được định nghĩa như sau:
1. Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng:
a) Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác;
b) Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
d) Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
đ) Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
e) Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi trên được xem là hành vi khủng bố.
Đối với tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, pháp luật hình sự Việt Nam quy định cụ thể mức phạt như sau:
Theo Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân như sau:
Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
+ Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;
+ Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;
+ Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ngoài ra, dù người chuẩn bị phạm tội này, thì vẫn bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Mặt khác, phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Nổ súng tấn công trụ sở công an là tội bạo loạn hay tội khủng bố nhằm chống chính quyền?
Dựa trên các quy định pháp luật hiện hành về tội bạo loạn và tội khủng bố nhằm chống chính quyền thì có thể hiểu Tội bạo loạn khác Tội khủng bố nhằm chống chính quyền ở chỗ:
Người phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền có thể hoạt động thành lập tổ chức hoặc tuyên truyền, lôi kéo người khác tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, còn dối với tội bạo loạn, người phạm tội hoạt động vũ trang, dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản với mục đích chống lại chính quyền nhân dân, làm suy yếu, lật đổ chính quyền nhân dân.
Tội bạo loạn có cấu thành hình thức. Đồng thời tội phạm được coi là hoàn thành kể từ khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Đối với hành vi nổ súng tấn công trụ sở công an, cá nhân, tổ chức phạm tội sẽ xác định tội phạm dựa trên mục đích, động cơ do cơ quan có thẩm quyền điều tra và các yếu tố cấu thành tội phạm để định tội danh trong trường hợp xác đinh có xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác và xâm phạm tài sản của các chủ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?