Ninh Bình sáp nhập với tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định năm 2025 lấy tên gì dự kiến? Trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh nào theo Nghị quyết 60?
Ninh Bình sáp nhập với tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định năm 2025 lấy tên gọi là gì? Trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh nào theo Nghị quyết 60?
Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể các tỉnh lỵ.
Theo đó, tại tiểu mục 08 Mục II Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 có nêu về sáp nhập tỉnh. Trong đó, tỉnh Ninh Bình sáp nhập với tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định năm 2025 chi tiết như sau:
Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
...
8. Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
Như vậy, theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025, dự kiến hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định; lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình.
*Trên đây là "Ninh Bình sáp nhập với tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định năm 2025 lấy tên gọi là gì? Trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh nào theo Nghị quyết 60?"
Ninh Bình sáp nhập với tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định năm 2025 lấy tên gọi là gì? Trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh nào theo Nghị quyết 60? (Hình từ Internet)
Mục đích của kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết 74?
Căn cứ tại Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025, có nêu mục đích, yêu cầu của Kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp như sau:
- Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận 127-KL/TW năm 2025, Kết luận 130-KL/TW, Kết luận 137-KL/TW và Công văn 43-CV/BCĐ nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và chính quyền địa phương các cấp; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân và dư luận xã hội.
- Xác định rõ lộ trình, các công việc phải thực hiện trong từng thời điểm, bảo đảm phù hợp với thực tiễn nhằm thực hiện thành công các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại các Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan, tỉnh (thành) ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan có liên quan trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Hồ sơ, trình tự thực hiện sáp nhập tỉnh, xã hiện nay được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh, xã như sau:
(1) Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(2) Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
- Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
- Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
- Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(3) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia dơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chú mương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới vớ đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
(4) Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
(5) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trinh Chính phủ và dược thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(6) Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tử vi 12 cung hoàng đạo 17 4 2025? Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 17 4 2025? 12 cung hoàng đạo ngày 17 4 2025 thế nào?
- Tổ chức cơ sở Đảng được hiểu như thế nào? Được thành lập ra sao? 5 nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng gồm những nội dung gì?
- Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử không?
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người có được ưu tiên ghép bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế?
- Ký ban hành văn bản của Bộ Tài chính được quy định như thế nào? Căn cứ để tổ chức các cuộc hội nghị và cuộc họp của Bộ Tài chính?