Những trường hợp nào áp dụng biện pháp tạm thời trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền?
- Nghi ngờ khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố thì có được áp dụng những biện pháp tạm thời hay không?
- Biện pháp tạm thời trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền được áp dụng khi nào?
- Thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền được thực hiện trong bao nhiêu ngày?
Nghi ngờ khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố thì có được áp dụng những biện pháp tạm thời hay không?
Căn cứ Điều 34 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 (sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 64 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022) có quy định như sau:
Thực hiện các biện pháp phòng, chống tài trợ khủng bố và áp dụng biện pháp tạm thời; đánh giá rủi ro quốc gia về phòng, chống tài trợ khủng bố
1. Tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan áp dụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 40 của Luật Phòng, chống rửa tiền để nhận biết khách hàng, thu thập, cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; xây dựng quy định nội bộ và báo cáo, cung cấp, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo về phòng, chống tài trợ khủng bố.
2. Ngay khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố hoặc khách hàng nằm trong Danh sách đen thì tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan báo cáo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải áp dụng các biện pháp tạm thời theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
3. Định kỳ 05 năm, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện đánh giá rủi ro quốc gia về tài trợ khủng bố tại Việt Nam và trình Chính phủ phê duyệt kết quả đánh giá, kế hoạch, thực hiện sau đánh giá
Theo đó, ngay khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố hoặc khách hàng nằm trong Danh sách đen thì tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan báo cáo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Và phải áp dụng các biện pháp tạm thời theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Cụ thể thì tại Mục 4 Chương II Luật phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định các biện pháp tạm thời bao gồm Trì hoãn giao dịch và phong tỏa tài khoản, niêm phong, phong tỏa hoặc tạm giữ tài sản.
Những trường hợp nào áp dụng biện pháp tạm thời trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền? (Hình từ Internet)
Biện pháp tạm thời trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền được áp dụng khi nào?
Căn cứ Điều 44 Luật phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau
Trì hoãn giao dịch
1. Đối tượng báo cáo phải áp dụng ngay biện pháp trì hoãn giao dịch trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen;
b) Khi có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội, bao gồm: giao dịch do người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự yêu cầu thực hiện và tài sản trong giao dịch thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của người bị kết án đó; giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm tài trợ khủng bố;
c) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại các luật có liên quan.
2. Khi thực hiện biện pháp trì hoãn giao dịch, đối tượng báo cáo phải báo cáo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu áp dụng.
4. Đối tượng báo cáo không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những hậu quả phát sinh khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch theo đúng quy định tại Điều này.
5. Chính phủ quy định chi tiết điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đó, trong các trường hợp sau đối tượng báo cáo phải áp dụng ngay biện pháp trì hoãn giao dịch:
- Khi có căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen;
- Khi có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội, bao gồm: giao dịch do người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự yêu cầu thực hiện và tài sản trong giao dịch thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của người bị kết án đó; giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm tài trợ khủng bố;
- Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại các luật có liên quan.
Thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền được thực hiện trong bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 3 Điều 44 Luật phòng, chống rửa tiền 2022 có quy định như sau:
Trì hoãn giao dịch
...
3. Thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu áp dụng.
Theo đó, thời hạn áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng, chống rửa tiền không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu áp dụng.
Luật phòng, chống rửa tiền 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/3/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?