Những lỗi sử dụng hóa đơn nào không bị phạt tiền mà chỉ xử phạt bằng hình thức cảnh cáo theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP?
Vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in bị phạt thế nào?
Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 01 đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b) Báo cáo về việc nhận in hóa đơn quá thời hạn theo quy định từ 06 ngày đến 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ.
Như vậy, đối với những lỗi trên thì hành vi vi phạm báo cáo về việc nhận in hóa đơn nêu trên sẽ bị phạt cảnh cáo.
Vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ?
Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
b) Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;
c) Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
Như vậy, những hành vi nêu trên vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ sẽ bị phạt cảnh cáo.
Những lỗi sử dụng hóa đơn nào không bị phạt tiền mà chỉ xử phạt bằng hình thức cảnh cáo theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP?
Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn bị xử phạt thế nào?
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn như sau:
Xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ;
b) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này.
Ngoài ra một số hành vi bị xử phạt cảnh cáo như:
- Khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn khai báo theo quy định và có tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1 Điều Nghị định 125/2020/NĐ-CP
- Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ (khoản 1 Điều 27 Nghị định 125).
- Nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ (khoản 1 Điều 29 Nghị định 125).
Cơ quan nào có thẩm quyền phạt cảnh cáo các hành vi vi phạm về hóa đơn?
Theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP về thẩm quyền phạt cảnh cáo các hành vi vi phạm về hóa đơn như sau:
- Công chức thuế đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
- Đội trưởng Đội Thuế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có quyền: Phạt cảnh cáo;
- Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền: Phạt cảnh cáo;
- Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý của mình có quyền: Phạt cảnh cáo;
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền: Phạt cảnh cáo;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo;
- Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo.
- Chánh thanh tra Sở Tài chính, Trưởng đoàn thanh tra Cục Thuế, Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Thuế thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền: Phạt cảnh cáo;
- Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền: Phạt cảnh cáo;
- Chánh thanh tra Bộ Tài chính có quyền: Phạt cảnh cáo;
Như vậy, những lỗi sử dụng hóa đơn được liệt kê trên không bị phạt tiền chỉ xử phạt theo hình thức cảnh cáo theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?