Những hoạt động ngày Tết Nguyên đán 2024 mang đậm phong tục truyền thống? Có bao nhiêu hoạt động ngày Tết Nguyên đán?
Những hoạt động ngày Tết Nguyên đán mang đậm phong tục truyền thống?
Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết Nguyên Đán cũng chính là việc mọi người trở về nhà sum họp, hỏi thăm nhau sau một năm dài xa nhà. Đây là một ngày lễ rất quan trọng với người Việt, bởi vậy trong ngày Tết Nguyên Đán có những phong tục tập quán đã được lưu truyền từ xa xưa cho đến tận bây giờ và dần trở thành nét đẹp trong văn hóa ngày Tết, những phong tục này cũng chính là thay cho lời chúc một năm mới may mắn, bình an.
Có thể điểm qua một vài hoạt động ngày Tết Nguyên đán mang đậm phong tục truyền thống sau:
Cúng ông Công, ông Táo
Theo truyền thống của người Việt Nam ta, cứ vào ngày 23 tháng Chạp là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong gia đình nhà chủ với Ngọc Hoàng. Vào ngày này, mọi người thường dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, làm một mâm cơm cúng ông Công ông Táo để tiễn về chầu trời, đặc biệt trong nghi lễ này không thể thiếu mũ, áo mã bằng giấy và một hoặc ba con cá chép vàng được thả trong một chậu nước để ông Táo cưỡi về trời.
Bởi vậy việc cúng ông Công ông Táo trong ngày Tết cũng chính là hình ảnh biểu tượng cho sự êm ấm, hạnh phúc của một gia đình, mong muốn sang năm mới sẽ ngày càng hòa thuận, hạnh phúc hơn.
Đi thăm mộ tổ tiên
Bắt đầu từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp hàng năm, con cháu trong gia đình đi thăm và quét dọn mồ mả tổ tiên, họ thường mang hương, hoa quả đến cúng và mời vong linh tổ tiên về nhà ăn Tết với con cháu. Đây là một phong tục phổ biến của tất cả người Việt, thể hiện lòng hiếu đạo, sự thành kính đối với đấng sinh thành và những người đã mất, cũng chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lý của dân tộc Việt Nam.
Gói bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa của người Việt, hàng năm cứ vào ngày Tết khoảng từ ngày 27, 28, 29 Tết mọi gia đình lại ngồi quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng bánh tét.
Ở miền Nam thì có bánh tét, bánh có hình trụ, miền Bắc thì có bánh chưng hình vuông, tuy hình dáng có khác nhau nhưng nguyên liệu thì hoàn toàn giống nhau, lúa gạo là nguyên liệu chính của bánh, bánh tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước lâu đời của người Việt.
Truyền thống này có từ thời vua Hùng và cho đến nay là điều không thể thay đổi được trong nét đẹp văn hóa những ngày Tết, gia đình nào cũng phải gói cho mình vài chục chiếc bánh để thờ cúng tổ tiên, tặng bạn bè, người thân hay ăn vào dịp Tết.
Bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là thứ đồ không thể thiếu được trên bàn thờ tổ tiên trong những ngày Tết của người Việt, tùy vào từng vùng miền mà có những loại quả khác nhau với những nét đặc trưng khác nhau, nhưng trên bàn thờ tổ tiên lúc nào cũng phải đầy đủ ngũ quả với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý, mong sao một năm mới sẽ đầy đủ, sung túc hơn.
Làm lễ cúng tổ tiên
Theo phong tục của người Việt Nam, trong mỗi gia đình đều có một bàn thờ tổ tiên, ông bà, tùy vào từng gia đình mà có cách trang trí và sắp đặt khác nhau. Cứ đến cuối năm, mỗi gia đình đều lau dọn bàn thờ để chuẩn bị đón Tết, sau đó đến chiều 30 tháng Chạp, thức ăn và trái cây được xếp lên bàn thờ dâng lên ông bà tổ tiên để mong ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng với gia đình.
Đây cũng chính là việc làm thể hiện giá trị nhân văn, đạo đức, lối sống của người Việt, nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn đạo lý của gia đình, lối sống uống nước nhớ nguồn, không được quên nguồn gốc tổ tiên.
Xông đất đầu năm
Thời khắc giao thừa kết thúc, bước sang một năm mới, gia chủ thường chọn người bước vào nhà mình đầu tiên để xông đất, đó phải là những người hợp tuổi với gia chủ, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt với mong muốn một năm mới mọi điều đều thuận lợi, tốt đẹp.
Chúc Tết và lì xì đầu năm
Nét văn hóa này có từ thời xa xưa, chúc Tết không chỉ là truyền thống mà còn là một nét đẹp văn hóa trong ngày Tết, vào ngày mùng 1 tháng Giêng đầu năm mọi người trong gia đình thường cùng nhau đi chúc Tết bên nhà nội ngoại, mang theo quà cáp để mừng cho gia chủ.
Tiền trong bao lì xì không quan trọng ít hay nhiều mà nó ở ý nghĩa và nét văn hóa ấy, nó tượng trưng cho tài lộc, cho sự may mắn của cả người cho lẫn người nhận.
Những hoạt động ngày Tết Nguyên đán mang đậm phong tục truyền thống? (Hình ảnh từ Internet)
Tết Nguyên đán 2024 được nghỉ bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ tết Âm lịch năm 2024 từ:
Thứ Năm ngày 08/02/2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết thứ Tư ngày 14/02/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2024 dựa trên 03 phương án người sử dụng lao động quyết định lựa chọn như sau:
(1) Lựa chọn 01 ngày cuối năm Quý Mão và 04 ngày đầu năm Giáp Thìn
(2) Lựa chọn 02 ngày cuối năm Quý Mão và 03 ngày đầu năm Giáp Thìn
(3) Lựa chọn 03 ngày cuối năm Quý Mão và 02 ngày đầu năm Giáp Thìn.
Đối với học sinh, sinh viên sẽ nghỉ Tết Âm lịch 2024 theo quy định của từng địa phương và nhà trường.
Như vậy, tùy theo từng đối tượng mà thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2024 sẽ khác nhau:
Công chức, viên chức được nghỉ 07 ngày từ Thứ Năm ngày 08/02/2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết thứ Tư ngày 14/02/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Người lao động được nghỉ 05 ngày theo quy định của Bộ Luật lao động và có 03 phương án để người sử dụng lao động lựa chọn lịch nghỉ Tết theo Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023
Đối với học sinh, sinh viên sẽ nghỉ Tết Nguyên đán 2024 theo quyết định của từng địa phương và nhà trường.
Còn mấy ngày đến Giao thừa Tết Âm lịch 2024?
Giao thừa là một thời khắc chuyển giao vô cùng quan trọng từ năm cũ sang năm mới. Thời điểm đánh dấu kết thúc năm cũ tính theo lịch âm, được bắt đầu từ thời khắc 0 giờ : 0 phút : 0 giây.
Theo lịch vạn niên, Giao thừa năm 2024 (tức 30 tết âm lịch) là thứ 6 ngày 09/02/2024 dương lịch.
Hôm nay là ngày 12/12/2023, do đó còn khoảng 58 ngày nữa là đến giao thừa Tết Âm lịch 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?