Cần nắm rõ điều gì khi giá xăng dầu tăng cao trong dịp đầu năm 2022?
- Cập nhật giá xăng dầu online chính xác nhất ở đâu?
- Chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu là bao nhiêu lâu một lần?
- Các cây xăng được quyền quyết định giá bán lẻ xăng thấp hơn (hoặc cao hơn) mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hay không?
- Các cây xăng có được quyền ngừng bán xăng dầu khi giá mua vào cao hơn giá bán ra hay không?
Cập nhật giá xăng dầu online chính xác nhất ở đâu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) thì Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về: Giá xăng dầu thế giới, giá cơ sở, giá điều hành các mặt hàng xăng dầu; thời điểm áp dụng và mức trích lập, mức chi sử dụng Quỹ bình ổn giá tại các kỳ điều hành giá xăng dầu; các biện pháp khác (nếu có). Bên cạnh đó, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương còn có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng quý.
Chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu là bao nhiêu lâu một lần?
Theo khoản 3 Điều 38 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) thì thời gian điều hành giá xăng dầu được quy định như sau:
"3. Thời gian điều hành giá xăng dầu
Thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng. Đối với các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước, thời gian điều hành được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ. Đối với kỳ điều hành trùng vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian điều hành được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo.
Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp."
Những điều cần nắm rõ khi giá xăng dầu tăng cao trong dịp đầu năm 2022
Các cây xăng được quyền quyết định giá bán lẻ xăng thấp hơn (hoặc cao hơn) mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hay không?
Theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) thì:
"2. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu được quyền quyết định giá bán buôn. Căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu quyết định giá bán lẻ xăng dầu (riêng dầu madút là giá bán buôn) trong hệ thống phân phối của mình phù hợp với chi phí phát sinh thực tế tại doanh nghiệp và không cao hơn giá điều hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.
Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu, nếu có chi phí thực tế phát sinh hợp lý, hợp lệ (đã được kiểm toán) tăng cao dẫn đến giá bán cao hơn giá điều hành, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó (đã được thông báo với Bộ Công Thương) để bù đắp chi phí phát sinh nhưng không vượt quá 2% giá điều hành công bố cùng thời điểm.
Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu có trách nhiệm thông báo giá bán với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính ngay sau khi quyết định giá bán xăng dầu của doanh nghiệp."
Do đó, cây xăng có toàn quyền quyết định giá bán buôn đối với xăng dầu và không cao hơn giá điều hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố, tuy nhiên giá sẽ không được vượt quá 2% giá điều hành công bố đối với một số trường hợp đặc biệt.
Các cây xăng có được quyền ngừng bán xăng dầu khi giá mua vào cao hơn giá bán ra hay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 83/2014/NĐ-CP về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu thì cây xăng có thể ngừng bán hàng nếu thông báo bằng văn bản về thời gian ngừng bán hàng gửi Sở Công Thương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó ghi rõ lý do ngừng bán hàng.
Sau khi đã thông báo bằng văn bản, theo khoản 6 Điều 26 Nghị định 83/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP) thì thương nhân kinh doanh xăng dầu chỉ được ngừng bán hàng sau khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng (cháy nổ, lũ lụt hoặc đã nỗ lực áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không thể duy trì việc bán hàng).
Như vậy, cây xăng có thể được ngừng bán khi đã có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Công thương. Nếu không thực hiện việc thông báo mà tự ý ngừng bán xăng dầu thì tổ chức bán xăng dầu có thể bị xử phạt lên đến 20 triệu đồng đối với tổ chức và lên đến 10 triệu đồng đối với cá nhân (theo Điều 5 và điểm b khoản 4 Điều 35 Nghị định 99/2020/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?