Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế và đào tạo nhân lực ngành y tế được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 12 Điều 2 Nghị định 95/2022/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế như sau:
- Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo hiểm y tế;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế;
- Ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả;
- Ban hành quy định chuyên môn kỹ thuật, quy trình khám bệnh, chữa bệnh, chuyển tuyến liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thống nhất giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc;
- Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm y tế;
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra các cơ sở y tế, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế và đào tạo nhân lực ngành y tế được quy định như thế nào?
Quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế trong đào tạo nhân lực y tế?
Căn cứ khoản 15 Điều 2 Nghị định 95/2022/NĐ-CP về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế trong việc đào tạo nhân lực y tế:
- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch đào tạo nhân lực ngành y tế và cơ chế, chính sách đặc thù trong đào tạo nhân lực ngành y tế và hướng dẫn tổ chức thực hiện;
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp y tế làm cơ sở xây dựng và phát triển chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của các trình độ đào tạo nhân lực y tế; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện xây dựng chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của từng ngành, từng trình độ đào tạo nhân lực y tế;
- Xây dựng và ban hành các điều kiện đảm bảo chất lượng và chuẩn đầu ra đối với đào tạo chuyên khoa đặc thù ngành y tế và đào tạo liên tục nguồn nhân lực y tế;
- Quản lý đào tạo chuyên khoa đặc thù và đào tạo liên tục nguồn nhân lực y tế theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá theo thẩm quyền việc thực hiện các quy định của pháp luật trong đào tạo nguồn nhân lực y tế; kiểm tra, rà soát việc bảo đảm yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành đối với cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục trong đào tạo khối ngành sức khỏe;
- Quy định, hướng dẫn tổ chức thực hiện việc thi để xét cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức Bộ Y tế thay đổi như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 95/2022/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế gồm:
- 18 tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
+ Vụ Bảo hiểm y tế.
+ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.
+ Vụ Tổ chức cán bộ.
+ Vụ Kế hoạch - Tài chính.
+ Vụ Pháp chế.
+ Vụ Hợp tác quốc tế.
+ Văn phòng Bộ.
+ Thanh tra Bộ.
+ Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
+ Cục Y tế dự phòng.
+ Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
+ Cục Quản lý Môi trường y tế.
+ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
+ Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.
+ Cục Quản lý Dược.
+ Cục An toàn thực phẩm.
+ Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế.
+ Cục Dân số.
- 03 các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế, gồm:
+ Viện Chiến lược và Chính sách y tế.
+ Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.
+ Báo Sức khỏe và Đời sống.
Như vậy, so với cơ cấu tổ chức trước đây, Nghị định 95/2022/NĐ-CP đã thành lập và giải thể một số cơ quan, đơn vị sự nghiệp cụ thể như sau:
- Giải thể 03 cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ: Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Tạp chí Y Dược học.
- Thành lập mới 02 cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ: Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế, Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.
- Tổ chức lại 01 cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ: Tổng cục Dân số chuyển thành Cục Dân số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?