Nhiệm vụ của trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) là gì? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là gì?
Nhiệm vụ của trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) là gì
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) như sau:
Kết nối Internet
1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet được kết nối trực tiếp đi quốc tế, kết nối trực tiếp với nhau và kết nối với các trạm trung chuyển Internet.
2. Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) là trạm trung chuyển Internet thuộc Trung tâm Internet Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập để hỗ trợ:
a) Bảo đảm an toàn cho hoạt động của toàn bộ mạng Internet Việt Nam trong trường hợp xảy ra sự cố đối với mạng viễn thông trong nước và quốc tế;
b) Hình thành mạng thử nghiệm công nghệ IPv6 quốc gia;
c) Tham gia kết nối với trạm trung chuyển Internet của khu vực và quốc tế;
d) Kết nối các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet theo nguyên tắc phi lợi nhuận nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành dịch vụ.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Quy định cụ thể về hoạt động của VNIX;
b) Ban hành cơ chế, chính sách để tạo Điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet kết nối với nhau, với VNIX và các trạm trung chuyển Internet khác.
Như vậy theo quy định trên trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) có nhiệm vụ như sau:
- Bảo đảm an toàn cho hoạt động của toàn bộ mạng Internet Việt Nam trong trường hợp xảy ra sự cố đối với mạng viễn thông trong nước và quốc tế;
- Hình thành mạng thử nghiệm công nghệ IPv6 quốc gia;
- Tham gia kết nối với trạm trung chuyển Internet của khu vực và quốc tế;
- Kết nối các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet theo nguyên tắc phi lợi nhuận nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành dịch vụ.
Nhiệm vụ của trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) là gì? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là gì? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Luật Viễn thông 2009 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 7 Điều 57 Luật Quy hoạch 2017) quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Xây dựng, lắp đặt, sở hữu hệ thống thiết bị viễn thông và đường truyền dẫn trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng của mình để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Thuê đường truyền dẫn để kết nối hệ thống thiết bị viễn thông, các cơ sở, điểm phục vụ công cộng của mình với nhau và với mạng viễn thông công cộng của doanh nghiệp viễn thông khác;
- Thuê đường truyền dẫn hoặc mua lưu lượng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác để bán lại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Cho doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại cơ sở hạ tầng viễn thông;
- Được phân bổ tài nguyên viễn thông theo quy định về quản lý tài nguyên viễn thông
- Thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do Nhà nước giao và đóng góp tài chính vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố; bảo đảm tính đúng, đủ, chính xác giá cước theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;
- Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông về hoạt động của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của nội dung và số liệu báo cáo.
- Được sử dụng các dịch vụ trên Internet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.
- Tuân thủ thời gian hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.
- Không được kinh doanh lại các dịch vụ Internet dưới bất kỳ hình thức nào.
- Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Luật Viễn thông 2009, Điều 10 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quy định quy định người sử dụng Internet còn có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Lựa chọn doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông để giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Sử dụng dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Từ chối sử dụng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông;
- Được bảo đảm bí mật thông tin riêng theo quy định của pháp luật;
- Khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý dịch vụ viễn thông gây ra;
- Thanh toán đầy đủ và đúng hạn giá cước dịch vụ viễn thông;
- Bồi thường thiệt hại trực tiếp do lỗi của mình gây ra cho doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin truyền, đưa, lưu trữ trên mạng viễn thông;
- Không được sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông của doanh nghiệp viễn thông để kinh doanh dịch vụ viễn thông.
- Được sử dụng các dịch vụ trên Internet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp Luật.
- Tuân thủ thời gian hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.
- Không được kinh doanh lại các dịch vụ Internet dưới bất kỳ hình thức nào.
- Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?