Nhiệm vụ của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào? Động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ ra sao?
Nhiệm vụ của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 69/2024/TT-BCA có quy định về nhiệm vụ của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông như sau:
- Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh); kế hoạch hoặc phương án của Trưởng phòng Hướng dẫn điều khiển giao thông và dẫn đoàn thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh; Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Trưởng Công an cấp huyện);
- Chỉ huy, điều khiển giao thông, phân luồng, phân tuyến, phòng ngừa và giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ, phối hợp với các cơ quan chức năng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến giao thông, địa bàn được phân công theo quy định;
- Phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ, phối hợp tổ chức cấp cứu người bị nạn và giải quyết tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
- Phát hiện sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự để kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
Trên đây là nhiệm vụ của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông.
Nhiệm vụ của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông theo Thông tư 69/2024 thế nào? Động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ ra sao? (Hình từ internet)
Động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông ra sao?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 69/2024/TT-BCA có quy định về động tác chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông như sau:
- Động tác báo hiệu cấm lưu thông tất cả các chiều đường (theo mẫu số 04A, 04B và 04C ban hành kèm theo Thông tư 69/2024/TT-BCA)
+ Đứng nghiêm;
+ Thổi một tiếng còi dài, mạnh; đồng thời, tay phải cầm gậy áp sát vào thân người, quay từ từ về phía trước theo chiều kim đồng hồ và giơ tay thẳng lên, lòng bàn tay hướng vào trước đỉnh đầu, gậy thẳng đứng, tay trái buông thẳng theo đường chỉ quần, động tác này có hiệu lực cấm lưu thông đối với người và phương tiện tham gia giao thông ở tất cả các chiều đường.
Trường hợp người và phương tiện tham gia giao thông còn đang lưu thông trong phạm vi nút giao thông thì cho phép nhanh chóng đi khỏi nút giao thông. Ở nút giao thông có quy định vị trí dừng cho người và phương tiện tham gia giao thông thì phải dừng lại đúng vị trí quy định.
- Động tác báo hiệu cho phép lưu thông (theo mẫu số 05A, 05B và 05C ban hành kèm theo Thông tư 69/2024/TT-BCA)
Sau hiệu lệnh cấm lưu thông tất cả các chiều đường (khi người và phương tiện tham gia giao thông trong phạm vi nút giao thông đã đi qua hết, trừ nút có quy định vị trí dừng cho người và phương tiện tham gia giao thông phải dừng), phải cho phép lưu thông, thời gian tuỳ theo lưu lượng và tình hình giao thông ở các chiều đường. Trình tự động tác báo hiệu như sau:
+ Từ tư thế thực hiện cấm lưu thông tất cả các chiều đường;
+ Thổi một tiếng còi ngắn, nhanh; đồng thời, tay trái từ từ đưa lên, tay phải cầm gậy quay về phía trước mặt ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi hai tay dang ngang bằng vai, tay phải cầm gậy tạo thành một đường thẳng song song với mặt đất, lòng bàn tay úp xuống.
Khi thực hiện động tác báo hiệu cho phép lưu thông nếu thời gian cho phép lưu thông nhiều thì Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông có thể bỏ một tay xuống.
Động tác cho phép lưu thông là hiệu lệnh cho người và phương tiện tham gia giao thông ở bên phải và bên trái của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông được đi, người và phương tiện tham gia giao thông từ phía trước và sau của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông phải dừng lại.
- Động tác báo hiệu cho bên phải đi nhanh hơn (theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 69/2024/TT-BCA)
Từ tư thế báo hiệu cho phép lưu thông, gập cánh tay phải cầm gậy từ khuỷu tay đến bàn tay về phía trước ngực, cánh tay phải và gậy thẳng, sau đó duỗi ra như động tác báo hiệu cho phép lưu thông, tay gập đi gập lại ít nhất ba lần, mỗi lần kết hợp với ba tiếng còi ngắn, nhanh, mắt hướng về bên phải.
- Động tác báo hiệu cho bên trái đi nhanh hơn (theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 69/2024/TT-BCA)
Từ tư thế báo hiệu cho phép lưu thông, gập cánh tay trái từ khuỷu tay đến bàn tay về phía sau gáy, tay hơi chếch lên, lòng bàn tay hướng vào gáy, sau đó lại duỗi ra như động tác báo hiệu cho phép lưu thông, tay gập đi gập lại ít nhất ba lần, mỗi lần kết hợp với ba tiếng còi ngắn, nhanh, mắt hướng về bên trái.
- Động tác báo hiệu cho bên phải đi chậm lại (theo mẫu số 08A và 08B ban hành kèm theo Thông tư 69/2024/TT-BCA)
Từ tư thế báo hiệu cho phép lưu thông, tay phải cầm gậy kéo về ngang thắt lưng, gậy buông thẳng theo đường chỉ quần, lòng bàn tay phải úp xuống, đưa lên đưa xuống ít nhất ba lần, mỗi lần kết hợp với hai tiếng còi ngắn, mạnh, mắt hướng về bên phải.
- Động tác báo hiệu cho bên trái đi chậm lại (theo mẫu số 09A và 09B ban hành kèm theo Thông tư 69/2024/TT-BCA)
Từ tư thế báo hiệu cho phép lưu thông, tay trái kéo về ngang thắt lưng, lòng bàn tay úp xuống, đưa lên đưa xuống ít nhất ba lần, mỗi lần kết hợp với hai tiếng còi ngắn, mạnh, mắt hướng về phía bên trái.
- Động tác báo hiệu cho bên phải dừng lại (theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 69/2024/TT-BCA)
Từ tư thế báo hiệu cho phép lưu thông, tay phải cầm gậy, cổ tay quay từ từ theo hướng thẳng đứng và vuông góc với cánh tay, kết hợp một tiếng còi dài, mạnh, báo hiệu cho phương tiện bên phải dừng lại, mắt hướng về bên phải.
- Động tác báo hiệu cho bên trái dừng lại (theo mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư 69/2024/TT-BCA)
Từ tư thế báo hiệu cho phép lưu thông, cổ tay trái quay từ từ theo hướng thẳng đứng và vuông góc với cánh tay, lòng bàn tay trái hướng về phía bên trái, kết hợp một tiếng còi dài, mạnh, báo hiệu cho phương tiện bên trái dừng lại, mắt hướng về phía bên trái.
- Động tác báo hiệu cho phương tiện rẽ trái qua mặt (theo mẫu số 12A, 12B và 12C ban hành kèm theo Thông tư 69/2024/TT-BCA)
+ Từ tư thế báo hiệu cho phép lưu thông, tay phải cầm gậy quay từ từ về phía trước giơ thẳng ngang vai, lòng bàn tay úp xuống, kết hợp với một tiếng còi dài, mạnh. Tay trái đưa từ từ về phía trước mặt theo hướng từ dưới lên trên, tay thẳng, lòng bàn tay trái ở tư thế úp từ từ lật nghiêng đến thẳng đứng, tay đưa đi đưa lại ít nhất ba lần, mỗi lần kết hợp với một tiếng còi ngắn, mắt hướng về phía bên trái, nơi có phương tiện được phép rẽ trái qua mặt;
+ Với tư thế này, các loại phương tiện, người đi bộ từ phía bên phải và phía sau Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông đều phải dừng lại; phía trước, các loại phương tiện được phép rẽ phải; phía bên trái Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông các loại phương tiện được phép đi tất cả các hướng.
Chỉ huy, điều khiển giao thông khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông thế nào?
Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 69/2024/TT-BCA có quy định về chỉ huy, điều khiển giao thông khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông như sau:
- Khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường bộ, Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông phải báo cáo ngay chỉ huy đơn vị trực tiếp của mình, thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Bộ Công an về phân công trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.
- Trường hợp vụ tai nạn giao thông không thuộc thẩm quyền thì Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông phải thông báo cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để giải quyết; khi đơn vị chức năng đến giải quyết, Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông có trách nhiệm trao đổi tình hình, bàn giao công việc đã thực hiện và phối hợp giải quyết vụ việc (nếu có yêu cầu) theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định.
- Triển khai việc bố trí lực lượng hướng dẫn, điều khiển giao thông, phân luồng, phân tuyến bảo đảm không xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông tại khu vực xảy ra tai nạn hoặc kịp thời giải quyết ùn tắc giao thông do tai nạn gây ra.
Thông tư 69/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo xử lý kỷ luật công chức viên chức theo Quyết định 531 mới nhất? Tải về mẫu báo cáo?
- Những bài thơ hay về ngày 22 tháng 12 năm 2024 ngắn gọn? Thơ ngắn về 22 12 chúc mừng ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- Chỉ được điều chỉnh hợp đồng xây dựng trong thời gian nào? Tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng gồm các tài liệu nào?
- Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung nào? Chứng từ kế toán chi tiền có phải được duyệt?
- Dữ liệu không gian đất đai chuyên đề thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được xây dựng dựa trên nội dung nào?