Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cải cách Hành chính của Chính phủ theo quyết định mới nhất của Chính phủ?
- Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cải cách Hành chính của Chính phủ theo quyết định mới của Chính phủ?
- Quyền hạn của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ theo quyết định mới nhất của Chính Phủ ?
- Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo cải cách Hành chính của Chính phủ theo quyết định mới nhất của Chính phủ?
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cải cách Hành chính của Chính phủ theo quyết định mới của Chính phủ?
Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ được quy định tại Điều 1 Quyết định 110/QĐ-TTg 2024 là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cải cách Hành chính của chính phủ được quy định tại Điều 2 Quyết định 110/QĐ-TTg 2024 như sau:
Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo
1. Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, sáng kiến và giải pháp quan trọng để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của Chính phủ; cho ý kiến về chương trình, kế hoạch cải cách hành chính dài hạn và kế hoạch hoạt động hằng năm của Ban Chỉ đạo do Bộ Nội vụ trình Chính phủ.
2. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, xem xét nội dung các đề án, dự án quan trọng về cải cách hành chính của Chính phủ, các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có nội dung chủ yếu liên quan đến cải cách hành chính trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, theo dõi, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về cải cách hành chính.
4. Sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cải cách hành chính, đề xuất phương hướng, giải pháp để đẩy mạnh cải cách hành chính.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy định trên, Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, sáng kiến và giải pháp quan trọng để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của Chính phủ; cho ý kiến về chương trình, kế hoạch cải cách hành chính dài hạn và kế hoạch hoạt động hằng năm của Ban Chỉ đạo do Bộ Nội vụ trình Chính phủ.
Thứ hai, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính, xem xét nội dung các đề án, dự án quan trọng về cải cách hành chính của Chính phủ, các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ có nội dung chủ yếu liên quan đến cải cách hành chính trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thứ ba, giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, theo dõi, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính, việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về cải cách hành chính.
Thứ tư, sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cải cách hành chính, đề xuất phương hướng, giải pháp để đẩy mạnh cải cách hành chính.
Thứ năm, thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo cải cách Hành chính của Chính phủ theo quyết định mới nhất của Chính phủ? (Hình từ Internet)
Quyền hạn của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ theo quyết định mới nhất của Chính Phủ ?
Quyền hạn của Ban chỉ đạo cải cách Hành chính của Chính phủ được quy định tại Điều 3 Quyết định 110/QĐ-TTg 2024 như sau:
Quyền hạn của Ban Chỉ đạo
1. Lập các tiểu ban hoặc nhóm công tác giúp Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính.
2. Được mời tham dự các cuộc họp do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì, các cuộc họp của các bộ, ngành, chính quyền địa phương liên quan đến nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
3. Mời lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và đại diện cơ quan, tổ chức khác liên quan tham dự các cuộc họp, các buổi làm việc của Ban Chỉ đạo.
4. Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
5. Tổ chức các đoàn làm việc, đôn đốc, thúc đẩy triển khai việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách hành chính; việc thực hiện các kế hoạch, chương trình cải cách hành chính.
6. Các quyền hạn khác được Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo đó, Ban chỉ đạo cải cách Hành chính của Chính phủ có những quyền hạn sau:
Thứ nhất, Lập các tiểu ban hoặc nhóm công tác giúp Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính;
Thứ hai, Được mời tham dự các cuộc họp do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì, các cuộc họp của các bộ, ngành, chính quyền địa phương liên quan đến nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Thứ ba, Mời lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và đại diện cơ quan, tổ chức khác liên quan tham dự các cuộc họp, các buổi làm việc của Ban Chỉ đạo.
Thứ tư, Yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Thứ năm, Tổ chức các đoàn làm việc, đôn đốc, thúc đẩy triển khai việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách hành chính; việc thực hiện các kế hoạch, chương trình cải cách hành chính.
Thứ sáu, Các quyền hạn khác được Thủ tướng Chính phủ giao.
Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo cải cách Hành chính của Chính phủ theo quyết định mới nhất của Chính phủ?
Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo cải cách Hành chính của Chính phủ được quy định tại Điều 5 Quyết định 110/QĐ-TTg 2024 như sau:
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
2. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng một lần. Khi cần thiết Trưởng ban Chỉ đạo triệu tập họp bất thường.
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.
4. Thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo do Trưởng ban Chỉ đạo ban hành.
Theo quy định trên, Chế độ làm việc của Ban cải cách hành chính của Chính phủ như sau:
- Thứ nhất, Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
- Thứ hai, Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng một lần. Khi cần thiết Trưởng ban Chỉ đạo triệu tập họp bất thường.
- Thứ ba, Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.
- Thứ tư, Thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo do Trưởng ban Chỉ đạo ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?