Nhiệm kỳ lãnh đạo cơ quan báo chí là bao nhiêu năm? Lãnh đạo cơ quan báo chí có bắt buộc phải có trình độ lý luận chính trị cao cấp không?
Nhiệm kỳ lãnh đạo cơ quan báo chí là bao nhiêu năm?
Theo khoản 3 Điều 1 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023, lãnh đạo cơ quan báo chí là người đứng đầu; người được giao thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu; cấp phó của người đứng đầu tại các cơ quan báo chí (Cơ quan báo chí, cơ quan chỉ đạo báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý báo chí).
Cụ thể bao gồm các cơ quan sau:
- Cơ quan chỉ đạo báo chí ở Trung ương là Ban Tuyên giáo Trung ương; ở địa phương là ban tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
- Cơ quan quản lý báo chí ở Trung ương là Bộ Thông tin và Truyền thông; cơ quan quản lý báo chí ở địa phương là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan, tổ chức được quy định trong Luật Báo chí và đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí.
Căn cứ Điều 8 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 có quy định về nhiệm kỳ lãnh đạo cơ quan báo chí như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ là 5 năm (60 tháng) đối với lãnh đạo cơ quan báo chí.
2. Người đứng đầu cơ quan báo chí không đảm nhiệm chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp tại 1 cơ quan báo chí.
Như vậy, theo quy định thì nhiệm kỳ lãnh đạo cơ quan báo chí là 05 năm. Trong đó, người đứng đầu có thời hạn giữ chức vụ là không quá 02 nhiệm kỳ lãnh đạo cơ quan báo chí liên tiếp tại cùng 1 cơ quan báo chí.
Nhiệm kỳ lãnh đạo cơ quan báo chí là bao nhiêu năm? Lãnh đạo cơ quan báo chí có bắt buộc phải có trình độ lý luận chính trị cao cấp không? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo cơ quan báo chí có bắt buộc phải có trình độ lý luận chính trị cao cấp không?
Căn cứ quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí tại Điều 5 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm
1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (Không bắt buộc đối với cơ quan báo chí thuộc tổ chức tôn giáo).
3. Có trình độ lý luận chính trị cao cấp (Không bắt buộc đối với cơ quan báo chí thuộc tổ chức tôn giáo).
4. Tốt nghiệp đại học trở lên. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về báo chí.
5. Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản ít nhất 2 năm. Trường hợp đặc biệt, do cơ quan chỉ đạo báo chí xem xét, quyết định.
6. Có đầy đủ hồ sơ và được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác nhận (theo Phụ lục II, Quy định này).
7. Về độ tuổi bổ nhiệm
a) Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
b) Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên.
c) Lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc Điểm a, Điểm b, Khoản 7 Điều này, phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên và tuổi tối đa giữ chức vụ lãnh đạo không quá 65 tuổi đối với nữ và 67 tuổi đối với nam.
Trường hợp đặc biệt không quá 70 tuổi, do cơ quan chỉ đạo báo chí xem xét, quyết định.
8. Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí không được kiêm giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan báo chí; lãnh đạo cơ quan báo chí này không được kiêm giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan báo chí khác.
Như vây, theo khoản 3 Điều 5 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 nêu trên thì trình độ lý luận chính trị cao cấp là một trong những tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí.
Tuy nhiên, đây không phải là một tiêu chuẩn bắt buộc đối với mọi chức danh lãnh đạo cơ quan báo chí. Đối với lãnh đạo tại các cơ quan báo chí thuộc tổ chức tôn giáo, tiêu chuẩn cao cấp về trình độ lý luận chính trị là không bắt buộc.
Việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo cơ quan báo chí hiện nay được thực hiện dựa trên những nguyên tắc, yêu cầu thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 với những nội dung sau:
Nguyên tắc, yêu cầu
1. Đảng thống nhất và trực tiếp lãnh đạo công tác cán bộ, quản lý đội ngũ lãnh đạo cơ quan báo chí.
2. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, công khai, minh bạch, đúng trách nhiệm, quyền hạn, quy trình, thủ tục.
3. Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, phóng viên cơ quan báo chí có bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Như vậy, có thể thấy hiện nay việc bổ nhiệm lãnh cơ quan báo chí tuân theo 03 nguyên tắc sau:
- Đảng thống nhất và trực tiếp lãnh đạo công tác cán bộ, quản lý đội ngũ lãnh đạo cơ quan báo chí.
- Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm chặt chẽ, đồng bộ, công khai, minh bạch, đúng trách nhiệm, quyền hạn, quy trình, thủ tục.
- Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, phóng viên cơ quan báo chí có bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?