Nhà thầu, doanh nghiệp có được phép tự bỏ vốn để thi công công trình phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương?
- Giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 cho các bộ, ngành, địa phương để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia?
- Các hành vi bị cấm trong hoạt động đầu tư công?
- Cho phép các nhà thầu, doanh nghiệp tự bỏ vốn để thi công công trình, sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương?
Giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 cho các bộ, ngành, địa phương để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 12 Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn về đề nghị bổ sung sớm ban hành các văn bản hướng dẫn và phân bổ vốn NSTW thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021- 2025 và năm 2021 như sau:
“12. Đề nghị bổ sung sớm ban hành các văn bản hướng dẫn và phân bổ vốn NSTW thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021- 2025 và năm 2021; cũng như các cơ chế chính sách đặc thù trong đầu tư xây dựng công trình để thực hiện Chương trình.
Trả lời:
Tính đến tháng 6 năm 2022, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương đã trình cấp có thẩm quyền ban hành khoảng 65 văn bản quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các CTMTQG để cụ thể hóa quy định tại các Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư từng CTMTQG. Trong đó: (i) Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 01 Nghị quyết về phân bổ vốn NSTW giai đoạn 2021-2025 và năm
2022'; (ii) Chính phủ ban hành 02 Nghị định của Chính phủ, 02 Nghị quyết về xây dựng phương án phân bổ, giao kế hoạch vốn NSTW thực hiện 03 CTMTQG; (iii) Thủ tướng Chính phủ ban hành 14 Quyết định về phê duyệt đầu tư, ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn NSTW và quy định tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương, quy định đối tượng hỗ trợ, giao kế hoạch vốn NSTW thực hiện các CTMTQG; (iv) Phó Thủ tướng Thường trực, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành 02 Quyết định về Quy chế hoạt động và Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương và nhiều văn bản đôn đốc tiến độ thực hiện; (v) cấp bộ đã ban hành 45 thông tư, quyết định, văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.
Căn cứ Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH ngày 22/5/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương và giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 cho các bộ, ngành, địa phương để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.”
Theo đó, dự toán ngân sách ngân sách trung ương năm 2022 sẽ được giao cho các bộ, ngành, địa phương để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
Nhà thầu, doanh nghiệp có được phép tự bỏ vốn để thi công công trình phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương? (Hình từ internet)
Các hành vi bị cấm trong hoạt động đầu tư công?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư công 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công như sau:
“Điều 16. Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công
1. Quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; không xác định được nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; không đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định đầu tư chương trình, dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc không đúng với các nội dung về mục tiêu, phạm vi, quy mô, vượt tổng vốn đầu tư của chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Quyết định điều chỉnh tổng vốn đầu tư của chương trình, tổng mức đầu tư của dự án trái với quy định của pháp luật về đầu tư công.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt, vụ lợi, tham nhũng trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.
4. Chủ chương trình, chủ đầu tư thông đồng với tổ chức tư vấn, nhà thầu dẫn tới quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án gây thất thoát, lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước, tài nguyên của quốc gia; làm tổn hại, xâm phạm lợi ích hợp pháp của công dân và của cộng đồng.
5. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
6. Yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản.
7. Sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định của pháp luật.
8. Làm giả, làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu, liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
9. Cố ý báo cáo, cung cấp thông tin không đúng, không trung thực, không khách quan ảnh hưởng đến việc lập, thẩm định, quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án.
10. Cố ý hủy hoại, lừa dối, che giấu hoặc lưu giữ không đầy đủ tài liệu, chứng từ, hồ sơ liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, triển khai thực hiện chương trình, dự án.
11. Cản trở việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công.”
Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công là các hành vi được nêu ra bên trên.
Cho phép các nhà thầu, doanh nghiệp tự bỏ vốn để thi công công trình, sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Mục 13 Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 hướng dẫn về xem xét cho phép các nhà thầu, doanh nghiệp tự bỏ vốn để thi công công trình, sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương như sau:
“13. Xem xét, cho phép đối với các dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư, trong trường hợp cần thiết có thể xem xét cho phép các nhà thầu, doanh nghiệp tự bỏ vốn để thi công công trình, sớm hoàn thành để đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, hàng năm địa phương sẽ bố trí hoàn trả theo kế hoạch vốn được giao,
Trả lời:
Theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật Đầu tư công, một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công là yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản. Khi dự án đầu tư công đã được quyết định chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư theo đúng quy định, được giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hàng năm, trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, cơ quan chủ quản có thể điều chuyển vốn từ dự án khác không có nhu cầu thực hiện hoặc không giải ngân được trong kế hoạch hằng năm để bổ sung vốn thực hiện hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét ứng trước kế hoạch vốn năm sau cho dự án theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 của Chính phủ quy định thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.”
Theo đó, hành vi yêu cầu tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư khi chương trình, dự án chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chưa được phê duyệt, gây nợ đọng xây dựng cơ bản là hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?