Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?

Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?

Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 74/2024/TT-BTC có quy định về nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ xác định là tài sản cố định quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư 74/2024/TT-BTC được giao cho cơ quan quản lý tài sản phải tính hao mòn theo quy định tại Thông tư 74/2024/TT-BTC, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 74/2024/TT-BTC.

- Cơ quan quản lý tài sản không phải tính hao mòn đối với:

+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa tính hết hao mòn nhưng đã bị hư hỏng không thể sửa chữa để sử dụng được.

+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được.

+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong thời gian chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác.

+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định tại Điều 3 Thông tư 74/2024/TT-BTC.

- Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện mỗi năm một lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán.

- Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát sinh trong năm, trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng lớn hơn hoặc bằng 06 (sáu) tháng thì tính tròn 01 (một) năm, trường hợp tài sản có thời gian đưa vào sử dụng dưới 06 (sáu) tháng thì không tính hao mòn trong năm đó.

Theo đó, việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải tuân thủ theo nguyên tắc như đã nêu trên.

Thông tư 74/2024/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2024

Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào? (Hình từ internet)

Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào? (Hình từ internet)

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và vùng đất gắn với công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (nếu có), gồm:

+ Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường.

+ Cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ.

+ Hầm đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với hầm đường bộ.

+ Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ; cầu phao và công trình phụ trợ gắn liền với cầu phao.

+ Trạm kiểm tra tải trọng xe.

+ Trạm thu phí đường bộ.

+ Bến xe.

+ Bãi đỗ xe.

+ Nhà hạt quản lý đường bộ.

+ Trạm dừng nghỉ.

+ Kho bảo quản vật tư dự phòng.

+ Trung tâm quản lý và giám sát giao thông (Trung tâm ITS)/Trung tâm quản lý, điều hành giao thông.

+ Phần đất hành lang an toàn đường bộ đã được bồi thường, giải phóng mặt bằng.

+ Trung tâm cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ.

+ Hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tài sản, điều hành giao thông đường bộ.

+ Các công trình, thiết bị khác của đường bộ theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ.

- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định như sau:

+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến quốc phòng xác định theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

+ Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có liên quan đến an ninh quốc gia là tài sản thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định thế nào?

Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 44/2024/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như sau:

- Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là một bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, được xây dựng và quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước; thông tin trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có giá trị pháp lý như hồ sơ dạng giấy.

- Việc xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật cơ sở dữ liệu quốc gia, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, an toàn, an ninh thông tin và định mức kinh tế - kỹ thuật.

+ Bảo đảm tính tương thích, khả năng tích hợp, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; chia sẻ thông tin và khả năng mở rộng các trường dữ liệu trong thiết kế hệ thống và phần mềm ứng dụng.

- Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) chỉ đạo cơ quan quản lý tài sản ở trung ương, địa phương và các cơ quan có liên quan thực hiện báo cáo kê khai, nhập, duyệt dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định.

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải ghi chép đầy đủ những thông tin gì theo quy định?
Pháp luật
Khi đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng xác định thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới nhất? Tải về ở đâu?
Pháp luật
Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ được thực hiện mỗi năm mấy lần?
Pháp luật
Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
Pháp luật
Các trường hợp thay đổi nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
Pháp luật
Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm các giấy tờ nào và ai có thẩm quyền quyết định?
Pháp luật
Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải nộp mấy bản và trình văn bản cho ai?
Pháp luật
Có phải thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khi tài sản được giao sử dụng sai mục đích không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
240 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào