Nguyên tắc thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ đối với doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh theo Dự thảo mới?
Thỏa thuận chung về vay nước ngoài được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định thỏa thuận vay nước ngoài phải được ký kết bằng văn bản trước hoặc vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài. Việc ký kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vay ngắn hạn nước ngoài;
- Phần vốn nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam đã sử dụng để đáp ứng các khoản chi phí chuẩn bị đầu tư được chuyển thành khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật có liên quan hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Nguyên tắc thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ đối với doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh theo Dự thảo mới?
Nguyên tắc thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định giao dịch phái sinh ngoại tệ như sau:
- Bên đi vay phải thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ theo các nguyên tắc sau:
+ Đối với khoản vay nước ngoài ngắn hạn, Bên đi vay phải thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ đối với các khoản vay ngắn hạn nước ngoài có kim ngạch vay trên 500.000 USD hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; thời điểm thực hiện trước hoặc vào thời điểm rút vốn của khoản vay; giá trị giao dịch tối thiểu bằng 30% giá trị rút vốn; thời hạn giao dịch phù hợp với kế hoạch trả nợ của khoản vay ngắn hạn nước ngoài.
+ Đối với khoản vay nước ngoài trung dài hạn, Bên đi vay phải thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ đối với các đợt chuyển tiền trả nợ gốc có giá trị trên 500.000 USD hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; thời điểm thực hiện tối thiểu 3 tháng trước ngày trả nợ gốc; giá trị của giao dịch tối thiểu bằng 30% số tiền trả nợ gốc; thời hạn của giao dịch phù hợp với kế hoạch trả nợ gốc của khoản vay trung dài hạn nước ngoài.
- Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với Bên đi vay thuộc các đối tượng sau:
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Bên đi vay dự kiến có đủ nguồn thu ngoại tệ để trả nợ.
- Trách nhiệm của Bên đi vay trong quá trình thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ
+ Khi trả nợ khoản vay nước ngoài, Bên đi vay có trách nhiệm xuất trình với tổ chức tín dụng được phép nơi cung ứng dịch vụ tài khoản các hồ sơ, tài liệu chứng minh việc đã thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ theo các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này.
+ Trường hợp Bên đi vay không thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ do dự kiến có đủ nguồn thu bằng ngoại tệ để trả nợ vay song khi đến hạn trả nợ, Bên đi vay không có hoặc chưa có đủ ngoại tệ để trả nợ vay và chứng minh được do nguyên nhân khách quan dẫn đến nguồn ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Bên đi vay bị chậm thanh toán, Bên đi vay được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để trả nợ vay. Bên đi vay phải cam kết bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng đã bán ngoại tệ khi nhận được ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Trách nhiệm của các Tổ chức tín dụng được phép
+ Tổ chức tín dụng được phép nơi cung ứng dịch vụ tài khoản cho khoản vay nước ngoài có trách nhiệm kiểm tra, lưu trữ hồ sơ chứng từ do Bên đi vay cung cấp về việc thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ và chứng từ chuyển tiền từ tổ chức tín dụng được phép nơi Bên đi vay thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ để làm cơ sở cho việc kiểm tra tính tuân thủ của Bên đi vay trong việc thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ.
+ Tổ chức tín dụng được phép nơi Bên đi vay thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ có trách nhiệm cung cấp thông tin tham chiếu về khoản vay nước ngoài được Bên đi vay thực hiện giao dịch phái sinh ngoại tệ tại điện chuyển tiền để Tổ chức tín dụng được phép nơi cung ứng dịch vụ tài khoản cho khoản vay nước ngoài có cơ sở kiểm tra, đối chiếu thông tin.
+ Tổ chức tín dụng được phép nơi Bên đi vay mua ngoại tệ để trả nợ cho khoản vay nước ngoài trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này có trách nhiệm yêu cầu Bên đi vay cung cấp chứng từ, tài liệu chứng minh nguyên nhân khách quan dẫn đến nguồn ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay bị chậm thanh toán và yêu cầu Bên đi vay cam kết bán ngoại tệ khi nhận được ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh quy định khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước như sau: Khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương, thẩm định và chấp thuận theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp.
Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư Quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?