Nguyên tắc lồng ghép hoạt động phòng chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị định 141/2024 thế nào?

Nguyên tắc lồng ghép hoạt động phòng chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị định 141/2024 thế nào?

Nguyên tắc lồng ghép hoạt động phòng chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị định 141/2024 thế nào?

Căn cứ tại Điều 48 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc lồng ghép hoạt động phòng chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội như sau:

Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
Khi xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ tình hình nhiễm HIV/AIDS thực tế tại địa phương tiến hành lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo các nguyên tắc sau:
1. Quy định các hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS đối với Ủy ban nhân dân các cấp và các Bộ, ngành khi trực tiếp tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.
2. Quy định nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS.
3. Quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc phối hợp với cơ quan y tế đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn để thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Theo đó, các nguyên tắc lồng ghép hoạt động phòng chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội bao gồm:

- Quy định các hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS đối với UBND các cấp và các Bộ, ngành khi trực tiếp tham gia vào hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn.

- Quy định nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS.

- Quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc phối hợp với cơ quan y tế đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn để thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Trên đây là các nguyên tắc lồng ghép hoạt động phòng chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Lưu ý: Nghị định 141/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 15/12/2024.

Nguyên tắc lồng ghép hoạt động phòng chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị định 141/2024 thế nào? (Hình từ internet)

Nguyên tắc lồng ghép hoạt động phòng chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị định 141/2024 thế nào? (Hình từ internet)

Việc phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 17 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 có quy định về phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư như sau:

- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có các trách nhiệm sau đây:

+ Tổ chức các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư, giáo dục sự thương yêu, đùm bọc đối với người nhiễm HIV, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, họ tộc, quê hương, bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam;

+ Tổ chức chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV và gia đình họ, tạo điều kiện cho người nhiễm HIV sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;

+ Phát huy vai trò của các tổ trưởng dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng thôn, già làng, trưởng bản, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng phum, trưởng sóc, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng các dòng họ, trưởng tộc, các chức sắc tôn giáo, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng trong việc vận động nhân dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS;

+ Xây dựng và phát triển mô hình gia đình văn hóa, tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc gắn với việc phòng, chống HIV/AIDS;

+ Tuyên truyền chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ.

- Tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc có các trách nhiệm sau đây:

+ Tuyên truyền, vận động và giáo dục các gia đình trên địa bàn tham gia và thực hiện các quy định về phòng, chống HIV/AIDS;

+ Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào phong trào quần chúng, hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ tại cộng đồng và các hoạt động xã hội khác;

+ Đấu tranh chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ.

- Nhà nước khuyến khích dòng họ, hàng xóm, bạn của người nhiễm HIV động viên về tinh thần, chăm sóc, giúp đỡ và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội.

Người sử dụng lao động không được có hành vi nào trong phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc?

Căn cứ Điều 14 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc:

Phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân;
b) Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV;
c) Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
d) Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.

Theo đó, người sử dụng lao động không được có các hành vi sau trong phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc:

- Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV

- Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV

- Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV

- Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp thuộc danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng

Phòng chống HIV/AIDS
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch từ 15 12 thế nào? Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc?
Pháp luật
Nguyên tắc lồng ghép hoạt động phòng chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị định 141/2024 thế nào?
Pháp luật
Ban hành Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS?
Pháp luật
Hành vi lợi dụng hoạt động phòng chống HIV AIDS để trục lợi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Hành vi cản trở quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng chống HIV/AIDS của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS là ngày 01 tháng 12 đúng không? AIDS là viết tắt của cụm từ nào?
Pháp luật
Tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế đảm bảo các nguyên tắc chung nào?
Pháp luật
Tổ chức hoạt động tư vấn phòng chống HIV/AIDS trong cơ sở y tế phải đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Cục Phòng chống HIV/AIDS là đơn vị biên tập, xuất bản và phát hành Tạp chí AIDS và cộng đồng đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống HIV/AIDS
178 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống HIV/AIDS

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống HIV/AIDS

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào