Nguyên tắc loại trừ khi tính toán các chỉ tiêu đánh giá xếp loại doanh nghiệp nhà nước đóng góp vào quỹ vắc xin phòng Covid- 19?
Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp nhà nước như sau:
- Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Điều 89 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về áp dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước theo đó:
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Chương này và các quy định khác có liên quan của Luật này; trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định của Luật này thì áp dụng quy định tại Chương này.
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo các quy định tại Mục 1 Chương III hoặc công ty cổ phần theo các quy định tại Chương V của Luật này.
Như vậy, doanh nghiệp nhà nước bao gồm các loại hình sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
- Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Nguyên tắc loại trừ khi tính toán các chỉ tiêu đánh giá xếp loại doanh nghiệp nhà nước đóng góp vào quỹ vắc xin phòng Covid- 19? (Hình từ internet)
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 87/2015/NĐ-CP quy định về các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp như sau:
“Điều 28. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp:
- Tiêu chí 1. Doanh thu.
- Tiêu chí 2. Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
- Tiêu chí 3. Nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn.
- Tiêu chí 4. Chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính.
- Tiêu chí 5. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.
2. Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này được xác định và tính toán từ số liệu trong các báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo thống kê định kỳ theo quy định hiện hành của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập và của công ty mẹ.
Các tiêu chí 1, 2, 4 và tiêu chí 5 quy định tại Khoản 1 Điều này khi tính toán được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:
- Do nguyên nhân khách quan như: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác;
- Do đầu tư mở rộng phát triển sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm ảnh hưởng đến lợi nhuận trong hai năm đầu kể từ năm đưa công trình đầu tư vào sử dụng;
- Do Nhà nước điều chỉnh giá (đối với sản phẩm do Nhà nước định giá) làm ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp hoặc phải thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với doanh nghiệp được thành lập và thực tế hoạt động thường xuyên ổn định và chủ yếu là cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, việc xếp loại doanh nghiệp căn cứ từng tiêu chí 1, 3, 4 và tiêu chí 5 quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Việc đánh giá kết quả hoạt động của Người quản lý doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ và các tiêu chí sau:
- Mức độ hoàn thành chỉ tiêu cơ quan đại diện chủ sở hữu giao về lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu;
- Kết quả xếp loại doanh nghiệp;
- Mức độ hoàn thành kế hoạch cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích (đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích).”
Theo đó, các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:
- Tiêu chí 1. Doanh thu.
- Tiêu chí 2. Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.
- Tiêu chí 3. Nợ phải trả quá hạn, khả năng thanh toán nợ đến hạn.
- Tiêu chí 4. Chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính.
- Tiêu chí 5. Tình hình thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích.
Doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp vào Quỹ vắc xin phòng Covid- 19 được loại trừ các khoản đóng góp, ủng hộ khi tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 87/NQ-CP năm 2022 hướng dẫn về đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại đối với doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp vào quỹ vắc xin phòng Covid- 19 như sau:
“Điều 1. Chính phủ thống nhất các doanh nghiệp nhà nước tham gia đóng góp vào Quỹ Vắc xin phòng Covid-19 và ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 được loại trừ các khoản đã đóng góp, ủng hộ công tác phòng, chống dịch khi tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước, cụ thể như sau:
1. Đối tượng áp dụng: các doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước.
2. Phạm vi được xem xét loại trừ gồm:
a) Các khoản chi, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19;
b) Các khoản giảm doanh thu do miễn giảm giá, phí dịch vụ nhằm hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp trong thời gian dịch bệnh theo chủ trương chung của Chính phủ hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nguyên tắc thực hiện: Việc loại trừ khi tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại doanh nghiệp thực hiện theo nguyên tắc các khoản đóng góp, ủng hộ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động năm nào thì được loại trừ khi đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm đó.”
Theo đó, việc loại trừ khi tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại doanh nghiệp thực hiện theo nguyên tắc các khoản đóng góp, ủng hộ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động năm nào thì được loại trừ khi đánh giá, xếp loại doanh nghiệp năm đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?