Nguyên tắc in đúc tiền mới chưa phát hành? Kho tiền được canh gác, bảo vệ thường xuyên, đảm bảo an toàn 24 giờ/ngày?

Tôi có thắc mắc về căn cứ để in đúc tiền Việt nam được thực hiện theo quy định nào để tránh sự lạm phát, phá giá? Quy định về canh gác kho tiền như thế nào? Mong được ban biên tập hỗ trợ giải đáp. Tôi cảm ơn!

Việc in đúc tiền đang lưu hành và in đúc tiền mới chưa phát hành như thế nào?

Theo Nghị định 40/2012/NĐ-CP về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá như sau:

(1) Quy định về in, đúc tiền đang lưu hành và in, đúc tiền mới chưa phát hành:

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước căn cứ dự báo nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông hàng năm để quyết định cơ cấu, số lượng, giá trị tiền đang lưu hành cần in, đúc thêm.

- Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự án in, đúc các loại tiền mới chưa phát hành để bổ sung, thay thế tiền trong lưu thông trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án phải bao gồm thiết kế mẫu về mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa văn và các đặc điểm khác của các loại tiền mới này.

(2) Quy định về thiết kế mẫu tiền như sau:

- Ngân hàng Nhà nước tổ chức việc thiết kế mẫu tiền bảo đảm có tính thẩm mỹ cao, dễ nhận biết, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, phù hợp với xu hướng thiết kế mẫu tiền trên thế giới.

- Việc thiết kế mẫu tiền phải phù hợp với vật liệu in, đúc, công nghệ chế bản và in, đúc tiền; bảo đảm độ bền, khả năng chống giả cao; thuận tiện cho việc sử dụng, bảo quản và xử lý tiền.

- Ngân hàng Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với mẫu thiết kế các loại tiền đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Họa sỹ trực tiếp sáng tác mẫu tiền đã được phê duyệt được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả và được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

(3) Quy định về chế bản in, đúc tiền: Ngân hàng Nhà nước tổ chức thực hiện chế bản in, đúc các loại tiền, bảo đảm các yêu cầu sau:

- Thể hiện đúng, đầy đủ nội dung thiết kế mẫu tiền đã được phê duyệt;

- Đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật mỗi loại tiền.

- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc cài đặt các yếu tố bảo an trên đồng tiền nhằm tăng cường khả năng chống giả.

(4) Quy định về tổ chức và quản lý việc in, đúc tiền: Ngân hàng Nhà nước tổ chức việc in, đúc tiền theo nguyên tắc:

- Việc in, đúc tiền được thực hiện theo hợp đồng giữa Ngân hàng Nhà nước và các cơ sở in, đúc tiền trên cơ sở kế hoạch in, đúc tiền và tiêu chuẩn kỹ thuật từng loại tiền do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

- Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra chất lượng các loại tiền trước khi cơ sở in, đúc tiền giao cho Ngân hàng Nhà nước.

- Trường hợp thực hiện chế bản in, tạo khuôn đúc và in, đúc tiền Việt Nam ở nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cơ sở in, đúc tiền quản lý từng loại tiền in, đúc; hướng dẫn và giám sát các cơ sở in, đúc tiền thực hiện tiêu hủy các loại giấy in tiền hỏng, sản phẩm in, đúc hỏng.

Căn cứ vào đâu để in đúc thêm tiền Việt Nam? Kho tiền được canh gác, bảo vệ thường xuyên, đảm bảo an toàn 24 giờ/ngày?

Nguyên tắc in đúc tiền mới chưa phát hành? Kho tiền được canh gác, bảo vệ thường xuyên, đảm bảo an toàn 24 giờ/ngày?

Thực hiện in đúc tiền được quy định như thế nào?

Theo Điều 8 Nghị định 40/2012/NĐ-CP quy định về thực hiện in đúc tiền như sau:

- Cơ sở in đúc tiền chuẩn bị và chịu trách nhiệm quản lý an toàn các loại thiết bị, vật tư, nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho việc in, đúc tiền theo hợp đồng.

- Cơ sở in đúc tiền trong nước xây dựng quy trình công nghệ in, đúc tiền trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

- Cơ sở in đúc tiền trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt mẫu in, đúc thử; bản in gốc, khuôn đúc gốc trước khi tổ chức in, đúc chính thức.

- Cơ sở in đúc tiền bảo đảm số lượng, chất lượng tiền in, đúc ổn định theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại tiền đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

- Cơ sở in đúc tiền không được sử dụng vật tư chuyên dùng in, đúc tiền Việt Nam để sản xuất các sản phẩm khác nếu không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

- Cơ sở in đúc tiền bảo đảm bí mật các thông tin liên quan đến in, đúc tiền theo quy định.

Nguyên tắc bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá như thế nào?

Theo Điều 13 Nghị định 40/2012/NĐ-CP quy định về nguyên tắc bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá như sau:

- Tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bảo quản trong kho tiền; được phân loại, kiểm đếm, đóng gói, niêm phong và được sắp xếp riêng ở từng khu vực trong kho tiền.

- Kho tiền được canh gác, bảo vệ thường xuyên, đảm bảo an toàn 24 giờ/ngày.

Tại Điều 14 Nghị định 40/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá như sau:

- Cơ sở in, đúc tiền chịu trách nhiệm bảo quản an toàn tiền mới in, đúc chưa giao cho Ngân hàng Nhà nước.

- Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm bảo quản các loại tiền mới chưa phát hành, tiền đang lưu hành (bao gồm cả tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông), tiền đình chỉ lưu hành, tài sản quý và giấy tờ có giá trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá do mình quản lý.

- Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, kiểm tra việc bảo quản tiền, tài sản quý, giấy tờ có giá.

Xây dựng và quản lý kho tiền:

- Ngân hàng Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật kho tiền, chế độ quản lý kho tiền trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Ngân hàng Nhà nước xây dựng các kho tiền trung ương và các kho tiền Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá do mình quản lý.

- Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xây dựng hệ thống kho tiền để bảo quản tiền, tài sản quý và giấy tờ có giá do mình quản lý.

Như vậy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước căn cứ dự báo nhu cầu tiền mặt của nền kinh tế, nhu cầu tiền dự trữ phát hành, nhu cầu thay thế tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông hàng năm để quyết định cơ cấu, số lượng, giá trị tiền đang lưu hành cần in, đúc thêm theo quy định, về bảo quản kho tiền, kho tiền được Ngân hàng Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật và được canh gác, bảo vệ thường xuyên, đảm bảo an toàn 24 giờ/ngày.

In đúc tiền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu báo cáo về việc thực hiện kế hoạch mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động in đúc tiền năm mới nhất?
Pháp luật
Sửa đổi quy định về nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền kể từ ngày 14/8/2023 đúng không?
Pháp luật
Nguyên tắc in đúc tiền mới chưa phát hành? Kho tiền được canh gác, bảo vệ thường xuyên, đảm bảo an toàn 24 giờ/ngày?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - In đúc tiền
3,580 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
In đúc tiền
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào