Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền ngắn gọn? Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán? Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán?
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền ngắn gọn? Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán? Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán?
Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam và nhiều quốc gia Đông Á khác. Tết Nguyên Đán không chỉ đánh dấu sự kết thúc của một năm cũ mà còn là sự khởi đầu của một năm mới, mang theo nhiều hy vọng và ước vọng về những điều tốt đẹp. Vậy, "Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán? Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán?" bắt đầu từ đâu. Dưới đây là giải đáp những thắc mắc trên.
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán
Theo các nhà nghiên cứu, Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước, nơi con người đã khéo léo chia một năm thành 24 tiết khí dựa theo chu kỳ thiên nhiên. Tết Nguyên Đán được tổ chức vào ngày đầu tiên của năm mới theo lịch âm, thường rơi vào khoảng từ cuối tháng Một đến đầu tháng Hai dương lịch.
Lịch sử ghi nhận rằng Tết Nguyên Đán đã xuất hiện từ thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế ở Trung Quốc, khoảng năm 2852 TCN. Tuy nhiên, các nhà sử học Việt Nam cho rằng Tết Nguyên Đán đã có từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp để mọi người sum họp, đoàn tụ gia đình mà còn là thời điểm để tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Trong những ngày Tết, người Việt thường thực hiện nhiều phong tục truyền thống như dọn dẹp nhà cửa, trang trí cây đào, cây mai, làm bánh chưng, bánh tét, và thăm hỏi, chúc Tết lẫn nhau.
Tết Nguyên Đán còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, là dịp để mọi người tạ ơn trời đất, tổ tiên và cầu mong những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Đây cũng là thời điểm để mọi người nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm làm việc vất vả và chuẩn bị tinh thần cho một năm mới đầy năng lượng.
Chú ý: Thông tin mang tính chất tham khảo.
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền ngắn gọn? Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán? Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán? (Hình từ Internet)
Tết Ất Tỵ nghỉ bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định Tết âm lịch người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 05 ngày.
Đồng thời, Căn cứ tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008, Điều 13 Luật Viên chức 2010 thì cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch.
Ngày 26/11/2024, Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 về lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.
Theo đó, Xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn 5152/BLĐTBXH-CATLĐ năm 2024 và Công văn 5621/BLĐTBXH-CATLĐ năm 2024 về phương án nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số dịp nghỉ lễ khác trong năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến như sau:
(1) Đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại các văn bản nêu trên về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 01 tháng 5 năm 2025. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và doanh nghiệp, người lao động theo quy định.
(2) Các cơ quan, đơn vị bố trí, sắp xếp các bộ phận ứng trực theo quy định và làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổchức, Nhân dân, trong đó lưu ý cử cán bộ, công chức ứng trực xử lý những công việc đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra trong thời gian nghỉ Tết, nghỉ lễ theo quy định.
(3) Các bộ, cơ quan, địa phương có kế hoạch, biện pháp cụ thể, phù hợp khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tích cực, chủ động triển khai thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, kinh tế, xã hội, bảo đảm ổn định cung cầu hàng hóa, dịch vụ, giá cả, thị trường, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2025, năm tăng tốc, bứt phá thực hiện kế hoạch 5 năm 2021 - 2025, tạo nền tảng, tiền đề vững chắc cho phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan biết, thực hiện.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn 5152/BLĐTBXH-CATLĐ năm 2024 và Công văn 5621/BLĐTBXH-CATLĐ năm 2024 về phương án nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số dịp nghỉ lễ khác trong năm 2025
Theo đó, lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức như sau:
(1) Đối với cán bộ, công chức, viên chức người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội:
Được nghỉ từ 25/1/2025 - 2/2/2025 dương lịch (nhằm 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng).
(2) Đối với người lao động:
- Khuyến khích các doanh nghiệp cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán như cán bộ, công chức (tức sẽ được nghỉ từ 25/1 - 2/2/2025 (26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng).
- Đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu người sử dụng lao động quyết định lựa chọn một trong 3 phương án nghỉ Tết.
+ Một là nghỉ 1 ngày cuối năm Giáp Thìn và 4 ngày đầu năm Ất Tỵ (Tức 28/1/2025-1/2/2025 dương lịch).
+ Hai là nghỉ 2 ngày cuối năm Giáp Thìn và 3 ngày đầu năm Ất Tỵ. (Tức 27/1/2025-31/1/2025 dương lịch).
+ Ba là nghỉ 3 ngày cuối năm Giáp Thìn và 2 ngày đầu năm Ất Tỵ. (Tức 26/1/2025-30/1/2025 dương lịch)
*Lưu ý: Người sử dụng lao động phải thông báo phương án nghỉ Tết Nguyên đán cho người lao động trước 30 ngày.
Năm 2025 Người lao động được nghỉ lễ, tết vào những ngày nào?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
(1) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
(2) Tết Âm lịch: 05 ngày;
(3) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
(4) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
(5) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết âm lịch và Quốc khánh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?