Người lao động muốn tiếp tục làm việc sau khi hết hạn hợp đồng lao động thì phải ký hợp đồng không xác định thời hạn?
Người lao động muốn tiếp tục làm việc sau khi hết hạn hợp đồng lao động thì phải ký hợp đồng không xác định thời hạn?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Theo như quy định trên thì pháp luật hiện nay chỉ quy cho phép người lao động và người sử dụng lao động giao kết 02 loại hợp đồng lao động là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Do đó, trường hợp hết hạn hợp đồng lao động chỉ xảy ra đối với người lao động ký hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Việc xử lý hợp đồng lao động xác định thời hạn đã hết hạn sẽ được thực hiện theo khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Loại hợp đồng lao động
...
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hợp đồng lao động hết hạn thì người lao động và người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động mới.
Nếu như quá 30 ngày kể từ khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động không ký hợp đồng lao động mới thì mặc nhiên hợp đồng lao động đã hết hạn (loại xác định thời hạn) sẽ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và người lao động vẫn sẽ tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao đồng và người sử dụng lao động có thỏa thuận với nhau thì chỉ ký thêm 01 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn mà thôi. Nghĩa là 02 bên chỉ được giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn tối đa 02 lần (trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác), Kể từ lần thứ 3 giao kết hợp đồng lao động thì 02 bên phải tiến hành ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Do đó, việc bắt buộc người lao động phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn nếu như muốn tiếp tục làm việc sau khi hết hạn hợp đồng là không đúng quy định pháp luật.
Người lao động muốn tiếp tục làm việc sau khi hết hạn hợp đồng lao động thì phải ký hợp đồng không xác định thời hạn?
Trong thời gian chờ ký hợp đồng mới, người lao động hưởng quyền lợi gì?
Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Loại hợp đồng lao động
...
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
Theo đó, trong thời gian người lao động chờ ký hợp đồng lao động mới sau khi hợp đồng lao động cũ đã hết hạn thì quyền và nghĩa vụ của người lao động vẫn sẽ được thực hiện và đảm bảo theo hợp đồng lao động cũ.
Đồng nghĩa rằng, mặc dù hợp đồng lao động đã hết hạn nhưng người lao động vẫn được hưởng những quyền lợi được ghi nhận trong hợp đồng cũ. Trong đó, có thể kể đến các vấn đề sau:
- Được trả đầy đủ tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời gian làm việc.
- Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, Tết theo quy định.
- Được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Cùng nhiều quyền lợi khác theo ghi nhận trong hợp đồng cũ.
Hợp đồng lao động sẽ bị chấm dứt trong những trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Như vậy, hợp đồng lao động sẽ chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp ở quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?