Người lao động được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ khi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc? Xử lý số tiền ký quỹ như thế nào?
Lao động đi Hàn Quốc được vay bao nhiêu tiền để ký quỹ? Xử lý tiền ký quỹ cho lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc thế nào?
Căn cứ Điều 1, khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 83/NQ-CP năm 2022 quy định về việc ký quỹ và hỗ trợ cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc như sau:
"Điều 1. Người lao động thuộc đối tượng được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nhu cầu vay vốn đi làm việc ở Hàn Quốc theo Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam trong Chương trình Cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS) được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ tại Ngân hàng Chính sách xã hội mà không phải thực hiện bảo đảm tiền vay."
"Điều 2
...
3. Xử lý tiền ký quỹ
a) Đối với trường hợp đã ký quỹ trước ngày 01 tháng 01 năm 2022 mà có hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì tiền ký quỹ được chuyển vào ngân sách nhà nước cấp tỉnh nơi người lao động đăng ký thường trú trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc. Khoản tiền người lao động vay Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ thì tiền ký quỹ được xử lý theo thứ tự: trả khoản vay của Ngân hàng Chính sách xã hội; chuyển vào ngân sách nhà nước cấp tỉnh nơi người lao động đăng ký thường trú trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc số tiền còn lại sau khi trả nợ vay Ngân hàng Chính sách xã hội.
b) Đối với trường hợp ký quỹ từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 mà bị xử phạt vi phạm hành chính do tự ý ở lại Hàn Quốc trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động và không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 86, Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 44 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khoản tiền người lao động vay Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ thì tiền ký quỹ được xử lý theo trình tự: trả khoản vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội; thực hiện theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền còn lại sau khi trả nợ vay Ngân hàng Chính sách xã hội."
Như vậy, xử lý tiền ký quỹ theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc được quy định như trên.
Người lao động được vay đến 100 triệu đồng để ký quỹ khi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc? Xử lý số tiền ký quỹ như thế nào? (Hình từ internet)
Hồ sơ thanh lý hợp đồng và hoàn trả tiền ký quỹ gồm những gì?
Căn cứ Điều 8 Quyết định 12/2020/QĐ-TTg về hồ sơ thanh lý hợp đồng và hoàn trả tiền ký quỹ được quy định như sau:
"Điều 8. Hồ sơ thanh lý hợp đồng và hoàn trả tiền ký quỹ
1. Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 của Quyết định này:
Giấy đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Đối với các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 7 của Quyết định này:
a) Giấy đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định này;
b) Bản sao hộ chiếu được chứng thực;
c) Giấy xác nhận kế hoạch về nước của cơ quan lao động Hàn Quốc cấp cho người lao động hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Hàn Quốc đối với trường hợp quy định tại điểm b; bản sao công chứng hoặc chứng thực thẻ cư trú theo thị thực mới tại Hàn Quốc đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 của Quyết định này.
3. Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 của Quyết định này:
a) Giấy đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ của người thừa kế hợp pháp hoặc được người thừa kế hợp pháp ủy quyền theo quy định của pháp luật theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Quyết định này;
b) Giấy tờ chứng minh nhân thân và tư cách người thừa kế hợp pháp của người lao động đã chết, mất tích theo quy định của pháp luật;
c) Bản sao công chứng Giấy trích lục khai tử (trường hợp chết) hoặc bản sao công chứng Tuyên bố mất tích của tòa án (trường hợp mất tích) hoặc các giấy tờ khác theo quy định pháp luật."
Như vậy, hồ sơ thanh lý hợp đồng và hoàn trả tiền ký quỹ được quy định như trên.
Xử lý tiền ký quỹ của người lao động trong một số trường hợp cụ thể như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Quyết định 12/2020/QĐ-TTg về việc xử lý tiền ký quỹ được quy định như sau:
"Điều 10. Xử lý tiền ký quỹ
1. Tiền ký quỹ (bao gồm cả gốc và lãi) của người lao động được xử lý trong các trường hợp sau:
a) Người lao động bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo Hợp đồng lao động (kể cả bỏ trốn ngay sau khi đến Hàn Quốc);
b) Người lao động ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động (bao gồm hoàn thành hợp đồng hoặc chấm dứt trước thời hạn) và hết hạn cư trú.
2. Đối với khoản tiền không vay Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ, tiền ký quỹ (bao gồm cả gốc và lãi) của người lao động thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được chuyển vào ngân sách nhà nước cấp tỉnh nơi người lao động đăng ký thường trú trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc.
3. Đối với khoản tiền vay Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ, tiền ký quỹ (bao gồm cả gốc và lãi) của người lao động thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được xử lý theo thứ tự như sau:
a) Trả khoản vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (Ngân hàng Chính sách xã hội đối chiếu việc trả nợ vay của người lao động và khấu trừ nợ từ tài khoản ký quỹ của người lao động);
b) Chuyển vào ngân sách nhà nước cấp tỉnh nơi người lao động đăng ký thường trú trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc số tiền còn lại sau khi trả nợ vay Ngân hàng Chính sách xã hội."
Như vậy, xử lý tiền ký quỹ được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?