Người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc theo tuyến đường và thời gian hợp lý được hưởng chế độ ốm đau không?
Người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc theo tuyến đường và thời gian hợp lý được hưởng chế độ ốm đau không?
Căn cứ Công văn 747/TTr-TTLĐ 2023 hướng dẫn về việc giải quyết chế độ ốm đau đối với người lao động.
Theo đó, phúc đáp Công văn 3858/BHXH-CSXH ngày 20/11/2023 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về vướng mắc trong giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định: Người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý được coi là tai nạn lao động.
Tuy nhiên, quy định này đã hết hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 khi Nghị định 39/2016/NĐ-CP có hiệu lực.
Theo đó, không còn quy định về tai nạn được coi là tai nạn lao động. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc theo tuyến đường và thời gian hợp lý cũng không phải là tai nạn lao động theo định nghĩa tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Vì vậy, người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khi đủ điều kiện (mặc dù người lao động vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc theo tuyến đường và thời gian hợp lý thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc theo tuyến đường và thời gian hợp lý được hưởng chế độ ốm đau không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau phải được người lao động gửi trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải quyết hưởng chế độ ốm đau, quy định cụ thể như sau:
Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ hưởng chế độ ốm đau nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Vậy trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp đủ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cho người sử dụng lao động.
Đồng thời, trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ hưởng chế độ ốm đau nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Hồ sơ để hưởng chế độ ốm đau năm 2024 bao gồm những hồ sơ gì?
Tại Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.
Vậy hồ sơ để hưởng chế độ ốm đau bao gồm:
- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú
Trường hợp điều trị ngoại trú thì bạn cần phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp bạn khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định nêu trên được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?