Người kiểm tra trình độ kỹ năng nghề công nhân quốc phòng là ai? Người kiểm tra phải đáp ứng những điều kiện nào?
Người kiểm tra trình độ kỹ năng nghề công nhân quốc phòng là ai?
Căn cứ Thông tư 142/2020/TT-BQP quy định về nội dung và phương pháp tổ chức kiểm tra đánh giá nâng bậc trình độ kỹ năng nghề; cấp chứng chỉ kỹ năng nghề, điều kiện miễn kiểm tra đánh giá trình độ kỹ năng nghề đối với công nhân quốc phòng do Bộ Quốc phòng ban hành ngày 20/11/2020.
Kiểm tra trình độ kỹ năng nghề được hiểu là việc kiểm tra trình độ lý thuyết chuyên môn và năng lực thực hành được thực hiện qua kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành.
Theo đó, tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 142/2020/TT-BQP định nghĩa về người kiểm tra trình độ kỹ năng nghề là người có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật và được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ kiểm tra lý thuyết hoặc kiểm tra thực hành đối với công nhân quốc phòng tại một bậc trình độ kỹ năng nghề nhất định.
Người kiểm tra trình độ kỹ năng nghề công nhân quốc phòng là ai? Người kiểm tra phải đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung của người kiểm tra trình độ kỹ năng nghề công nhân quốc phòng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Thông tư 142/2020/TT-BQP, căn cứ vào số lượng công nhân quốc phòng của một kỳ kiểm tra bậc trình độ kỹ năng nghề và điều kiện của người kiểm tra. Hội đồng kiểm tra trình độ kỹ năng nghề quyết định số lượng, danh sách người được giao nhiệm vụ kiểm tra trình độ kỹ năng nghề.
Theo khoản 2 Điều 22 Thông tư 142/2020/TT-BQP, người kiểm tra trình độ kỹ năng nghề công nhân quốc phòng có 02 điều kiện sau:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Đáp ứng được một trong các điều kiện cụ thể tùy thuộc vào từng bậc kỹ năng nghề khác nhau.
Điều kiện cụ thể đối với người kiểm tra trình độ kỹ năng nghề công nhân quốc phòng ra sao?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 22 Thông tư 142/2020/TT-BQP, điều kiện cụ thể đối với người kiểm tra trình độ kỹ năng nghề công nhân quốc phòng được xác định là đáp ứng một trong các điều kiện như sau:
Bậc kiểm tra trình độ kỹ năng nghề | Điều kiện cụ thể |
Kiểm tra trình độ kỹ năng nghề bậc 1 | - Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 5 trở lên của nghề tương ứng; - Có trình độ cao đẳng trở lên tương ứng với ngành, nghề và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề. |
Kiểm tra trình độ kỹ năng nghề bậc 2 | - Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 5 trở lên của nghề tương ứng; - Có trình độ cao đẳng trở lên tương ứng với ngành, nghề và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề. |
Kiểm tra trình độ kỹ năng nghề bậc 3 | - Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 5 của nghề tương ứng và có ít nhất 02 (hai) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó; - Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 6 hoặc bậc 7 của nghề tương ứng; - Có trình độ cao đẳng trở lên tương ứng với ngành, nghề và có ít nhất 04 (bốn) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề. - Có trình độ đại học trở lên tương ứng với ngành, nghề và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề. |
Kiểm tra trình độ kỹ năng nghề bậc 4 | - Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 5 trở lên của nghề tương ứng và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó; - Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 6 hoặc bậc 7 của nghề tương ứng; - Có trình độ cao đẳng trở lên tương ứng với ngành, nghề và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề. - Có trình độ đại học trở lên tương ứng với ngành, nghề và có ít nhất 04 (bốn) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề. |
Kiểm tra trình độ kỹ năng nghề bậc 5 | - Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 6 của nghề tương ứng và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề; - Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 7 của nghề tương ứng; - Có trình độ cao đẳng trở lên tương ứng với ngành, nghề và có ít nhất 06 (sáu) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề. - Có trình độ đại học trở lên tương ứng với ngành, nghề và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề. |
Kiểm tra trình độ kỹ năng nghề bậc 6 | - Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 7 của nghề tương ứng và có ít nhất 03 (ba) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó; - Có trình độ đại học trở lên tương ứng với ngành, nghề và có ít nhất 06 (sáu) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề. |
Kiểm tra trình độ kỹ năng nghề bậc 7 | - Có chứng chỉ kỹ năng nghề bậc 7 của nghề tương ứng và có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề kể từ khi có chứng chỉ đó; - Có trình độ đại học trở lên tương ứng với ngành, nghề và có ít nhất 08 (tám) năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong nghề. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?