Người đang chấp hành quyết định cấm tiếp xúc được phép tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình trong trường hợp nào?
Cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
Áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong phòng chống bạo lực gia đình theo quyết định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về việc áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 03 ngày trong các trường hợp sau đây:
a) Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình;
b) Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, người đề nghị biết.
...
Và áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022:
Cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án
1. Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình;
b) Có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình.
2. Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình tự mình ra quyết định cấm tiếp xúc trong thời gian không quá 04 tháng khi cần bảo vệ tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
...
Như vậy, việc áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Tòa án phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định nêu trên.
Người đang chấp hành quyết định cấm tiếp xúc được phép tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình trong trường hợp nào?
Theo định hướng tại Điều 20 Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đề xuất về các trường hợp người đang chấp hành quyết định cấm tiếp xúc được phép tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình sau đây:
(1) Người đang chấp hành quyết định cấm tiếp xúc được phép tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình trong trường hợp sau đây:
- Gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi;
- Gia đình có người bị tai nạn, bị bệnh nặng;
- Tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
- Phải tiếp xúc theo phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.
(2) Thời gian được phép tiếp xúc tối đa không quá 4 giờ cho mỗi lần đề nghị và không quá 2 lần cho mỗi lần chấp hành quyết định cấm tiếp xúc.
(3) Việc tiếp xúc phải đáp ứng điều kiện sau đây:
- Có đơn đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tiếp xúc. Nội dung đơn đề nghị phải ghi rõ lý do tiếp xúc, địa điểm tiếp xúc, thời gian, khoảng thời gian, số lần tiếp xúc nhưng không được vượt quá quy định tại khoản 2 Điều 20 Dự thảo này.
Cuối đơn phải có ý kiến của đại diện gia đình của người có hành vi bạo lực gia đình và người bị bạo lực gia đình.
- Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tiếp xúc đồng ý bằng văn bản. Văn bản đồng ý phải ghi rõ thời gian, khoảng thời gian, số lần tiếp xúc, địa điểm được tiếp xúc và người thực hiện giám sát việc tiếp xúc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cao cấp lý luận chính trị là gì? Cán bộ công chức viên chức nào là đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không?
- Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án mới nhất? Tải mẫu tại đâu?
- Xuất hóa đơn điện tử cho người mua có bắt buộc ghi mã số thuế không? Các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung?
- Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là gì? Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động được xây dựng trên căn cứ nào?