Người bị tố cáo có được đưa ra chứng cứ để chứng minh việc tố cáo là sai sự thật không? Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo?
- Tố cáo là gì? Luật tố cáo mới nhất hiện nay được ban hành vào năm nào?
- Người tố cáo sẽ có những quyền và nghĩa vụ nào theo Luật Tố cáo mới nhất?
- Người bị tố cáo có được đưa ra chứng cứ để chứng minh việc tố cáo là sai sự thật không?
- Người tố cáo và người thân có được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng theo Luật tố cáo mới nhất?
Tố cáo là gì? Luật tố cáo mới nhất hiện nay được ban hành vào năm nào?
Hiện nay, Luật tố cáo mới nhất đang có hiệu lực và đang được áp dụng là Luật Tố cáo 2018 được ban hành ngày 12/6/2018 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019 theo khoản 1 Điều 66 Luật Tố cáo 2018.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật Tố cáo 2018 đã đưa ra khái niệm về tố cáo như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.”
Theo đó thì tố cáo là việc cá nhân báo cho bên có thẩm quyền biết về việc cá nhân, tổ chức, cơ quan bất kỳ có hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Người bị tố cáo có được đưa ra chứng cứ để chứng minh việc tố cáo là sai sự thật không? Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo?
Người tố cáo sẽ có những quyền và nghĩa vụ nào theo Luật Tố cáo mới nhất?
Căn cứ vào Điều 9 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:
“Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
b) Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
c) Được thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
d) Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
đ) Rút tố cáo;
e) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
g) Được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin cá nhân quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo;
d) Hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
đ) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.”
Như vậy, theo Luật Tố cáo mới nhất thì người tố cáo sẽ có những quyền vào nghĩa vụ theo quy định trên.
Người bị tố cáo có được đưa ra chứng cứ để chứng minh việc tố cáo là sai sự thật không?
Căn cứ vào Điều 10 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:
“Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;
b) Được giải trình, đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được nhận kết luận nội dung tố cáo;
d) Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật, người giải quyết tố cáo trái pháp luật;
e) Được phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được xin lỗi, cải chính công khai, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;
g) Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Có mặt để làm việc theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo;
b) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
d) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.”
Như vậy, theo Luật Tố cáo mới nhất hiện nay thì người bị tố cáo sẽ có những quyền và nghĩa vụ theo quy định trên.
Theo đó, việc đưa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật là một trong những quyền của người bị tố cáo.
Người tố cáo và người thân có được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng theo Luật tố cáo mới nhất?
Căn cứ vào Điều 47 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:
“Điều 47. Người được bảo vệ, phạm vi bảo vệ
1. Bảo vệ người tố cáo là việc bảo vệ bí mật thông tin của người tố cáo; bảo vệ vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (gọi chung là người được bảo vệ).
2. Người tố cáo được bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, trừ trường hợp người tố cáo tự tiết lộ.
3. Khi có căn cứ về việc vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người quy định tại khoản 1 Điều này đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại ngay tức khắc hay họ bị trù dập, phân biệt đối xử do việc tố cáo, người giải quyết tố cáo, cơ quan khác có thẩm quyền tự quyết định hoặc theo đề nghị của người tố cáo quyết định việc áp dụng biện pháp bảo vệ cần thiết.”
Như vậy, người tố cáo và người nhà của người tố cáo sẽ được bảo về bí mật thông tin, vị trí công tác, tính mạng, sức khỏe, tài sảnh, danh dự, nhân phẩm theo quy định của Luật Tố cáo mới nhất.
Tuy nhiên trong trường hợp người tố cáo tự tiết lộ thông tin thì sẽ không được bảo vệ bí mật về thông tin cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?